Thạc sỹ - vì sao họ thất nghiệp

22:11 29/08/2021

Học thạc sỹ, bán trà đá; Thạc sỹ giấu bằng đi làm công nhân; Khi thạc sỹ yên phận làm nội trợ….hàng loạt bài báo viết về tình trạng thất nghiệp của thạc sỹ trong thời gian gần đây khiến người viết phải suy ngẫm:...

Thạc sỹ - vì sao họ thất nghiệp?

 

 

 

Học thạc sỹ, bán trà đá; Thạc sỹ giấu bằng đi làm công nhân; Khi thạc sỹ yên phận làm nội trợ….hàng loạt bài báo viết về tình trạng thất nghiệp của thạc sỹ trong thời gian gần đây khiến người viết phải suy ngẫm: tấm bằng danh giá với thời gian học hành khổ luyện, tại sao hàng loạt thạc sỹ vẫn thất nghiệp ở nhà?

 

 

Nguyên nhân khách quan có, chủ quan có, nhưng tóm lại, tấm bằng cao học đã không còn là thứ giấy thông hành tốt nhất để phát triển sự nghiệp và kiếm sống, khi hiện nay, hàng loạt người tri thức phải chấp nhận giấu nhẹm bằng cấp để bươn chải với đời bằng đủ trăm thứ nghề.

 

Khi có quá nhiều nhu cầu ĐI HỌC

 

Có cầu mới có cung, trong khi đó, các chương trình đào tạo thạc sỹ lại rất rầm rộ, cao học không còn là cái là cái gì quá to tát và khó thực hiện đối với một sinh viên hay lao động tri thức bình thường. 

 

Trong khi đó, chương trình cao học lại mang nặng tính hàn lâm, thiếu thực tiễn và không đáp ứng đúng nhu cầu mà thị trường lao động cần đến, khiến người học cao bị “khớp” khi ra đời. Không riêng gì việc đào tại lý thuyết suôn ở bậc cử nhân, nhiều chương trình bậc cao học mà sau khi tốt nghiệp, các thạc sỹ vẫn “bơ vơ” không biết mình sẽ làm gì, và kiến thức mình học sẽ áp dụng vào như thế nào vào công việc thực tiễn.

 

 

Chương trình cao học mang nặng tính hàn lâm, khi tốt nghiệp, các thạc sỹ vẫn “bơ vơ” không biết mình sẽ làm gì, và kiến thức mình học sẽ áp dụng vào như thế nào vào công việc thực tiễn.

 

Thiếu định hướng và đi sai đường

 

Hiện nay, lao động 2,3 bằng đại học, cao học không thiếu. Nhưng liệu các bằng cấp ấy có thể hỗ trợ tốt nhất cho công việc của họ?

 

Định hướng sai hoặc chưa định hướng cụ thể công việc của mình, chưa tìm hiểu đúng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu của nhà tuyển dụng khiến các tri thức bỏ công học hành vô ích, khi tất cả các bằng cấp mà họ có được không thể tạo nên sự kết nối hỗ trợ cho công việc thực tế.

 

 

Chưa tìm hiểu đúng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu của nhà tuyển dụng khiến các tri thức bỏ công học hành vô ích.

 

Đó là khi doanh nghiệp không tìm thấy được điểm chung từ 2,3 tấm bằng mà bạn trình ra trước mặt họ, hoặc tất cả chúng đều không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.

 

Đã có trường hợp rất nhiều bạn tốt nghiệp ngành kinh tế, học văn bằng hai luật, hay báo chí học thêm ngữ văn anh, ngữ văn học thêm sư phạm….bằng cấp tạo nên trình độ học vấn, nhưng với cách kết hợp khập khiễng này, chúng không thể giúp ích gì cho họ trên con đường nghề nghiệp.

 

Khi doanh nghiệp không trả lương theo bằng cấp

 

Xu thế mới hiện nay, người tuyển dụng đánh giá trình độ lao động dựa trên năng lực và mức độ trải nghiệm thực tế của từng người, chứ không hẳn là một tấm bằng mang nặng lý thuyết. Người ta không trả lương cho bằng cấp hay kiến thức của bạn, mà chính từ hiệu quả công việc mà bạn mang lại cho công ty.

 

Tuyển dụng lao động thạc sỹ,tiến sỹ,…doanh nghiệp cần một khoản thù lao tương xứng với bằng cấp của họ. Trả lương thấp cho người có bằng thạc sĩ thì khó, còn trả cao chắc chắn càng không thể, do người được tuyển dụng chưa chứng minh gì ngoài bằng cấp, mà bằng cấp hiện nay đâu thiếu. Thay vì thế, họ có thể tuyển dụng các lao động có kinh nghiệm và khả năng đủ tốt để xử lý hiệu quả công việc mà không cần mất nhiều chi phí.

 

 

Người ta không trả lương cho bằng cấp hay kiến thức của bạn, mà chính từ hiệu quả công việc mà bạn đã thực hiện được.

 

Kinh tế khó khăn cũng khiến doanh nghiệp phải cắt giảm hàng loạt nhân sự, trong đó có nhân sự cao cấp. Những người có bằng thạc sỹ luôn là đối tượng hưởng mức lương cao, mặc nhiên họ sẽ nằm trong diện “danh sách đen” nếu doanh nghiệp muốn giảm thiểu tối đa chi phí cố định.

 

Bằng cấp không thể chứng minh năng lực thực sự

 

Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp với bằng khá, giỏi nhưng lại không thể hiện được năng lực tương xứng tại môi trường lao động thực tế.

 

Nhiều sinh viên sau một thời gian dài vẫn thất nghiệp, cao học là quyết định sau cùng nhằm cải thiện tình hình. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cao học xong, các lao động này vẫn không thoát khỏi tình trạng thất nghiệp.

 

Bởi vậy, để có được một công việc tốt và tương lai phát triển, người lao động thay vì đầu tư vào học hãy dành thời gian tập trung vào xin việc, trau dồi kỹ năng làm việc. Có thể làm thêm bán thời gian ngay trong thời gian học tập tại trường để có được vốn kinh nghiệm trước khi trở thành một lao động chuyên nghiệp thực thụ.

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích