"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt

22:11 29/08/2021

Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào vết muỗi đốt vì nghĩ sẽ giúp giảm sưng và ngứa. Nhưng thực tế thì ngược lại, điều này đã không giúp ích được gì mà còn có khả năng dẫn đến nhiễm trùng.

Share social

Với con mắt của muỗi, chúng ta lại là miếng mồi ngon, béo bở của chúng. Muỗi sẽ dùng miệng giống như một chái châm chọc vào da của chúng ta. Lúc đó, muỗi sẽ tiết ra nước bọt, thông qua đó để làm chậm đi quá trình đông máu của các mao mạch xung quanh da, giúp chúng dễ dàng có thể hút máu chúng ta.



"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt



Những thành phần có trong nước bọt của muỗi sẽ gây ra các phản ứng dị ứng da cục bộ. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của con người tiết ra một số thành phần để loại bỏ các chất lạ gây dị ứng. Trong đó, chất histamin được tiết ra chính là nguyên nhân gây ngứa.

 

Thế nên, nếu muốn giảm ngứa, một biện pháp đơn giản nhất là bôi thuốc kháng histamin để làm ức chế sự bài tiết của chất này. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng một số cách khác như dùng thuốc đông y, thuốc bôi ngoài da. Hay một số người sử dụng dầu gió , đá viên… để làm giảm sự sưng ngứa.

 

Với những cách trên nhìn theo góc độ vật lý hay hóa học đều giúp chúng ta giảm ngứa. Nhưng làm cách nào đi chăng nữa, dùng nước bọt của mình chấm vào những vết ngứa là một sự sai lầm to lớn mà bạn mắc phải.

 

Việc dùng nước bọt không giúp giảm ngứa, sưng mà còn có thể gây nhiễm trùng

 

Trong nước bọt con người có thành phần chủ yếu nhất là nước, hàm lượng này đạt đến 99%. Ngoài ra gồm các chất khác với hàm lượng khá ít như enzyme tiêu hóa, lysozyme, cholesterol, mucoprotein.

 

Việc xem xét theo góc độ hóa học thì các thành phần có trong nước bọt lại không có tác dụng kháng histamin để giảm ngứa. Một số người thì cho rằng nước bọt có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhưng thực ra tác dụng này không đáng kể gì so với lượng vi khuẩn đã có sẵn trong nước bọt.

 

Theo các thống kê, với mỗi ml nước bọt của con người chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn hoặc virus, kể cả những loại không gây bệnh. Trong đợt dịch lần này, chắc hẳn ai cũng hiểu rõ sự nguy hiểm lây truyền virus thông qua nước bọt.


 
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt



Vì thế, muỗi đốt gây những vết đỏ trên da không thể dùng nước bọt để chữa. Nếu không vết đỏ muỗi đốt sẽ có khả năng nhiễm nước bọt chứa đầy mầm bệnh, dẫn đến viêm da, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Vì vậy, dù nước bọt có khả năng kháng khuẩn nhất định nhưng chắc chắn bôi nước bọt lên vết muỗi đốt sẽ có hại nhiều hơn có lợi.

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm sưng, ngứa hoặc rửa bằng nước xà phòng cũng giúp ích đấy nhé!

 

Đặc biệt ở đây có một loại cây giúp giảm ngứa hiệu quả đó là lô hội (nha đam) vì nó có tính sát trùng rất tốt. Gel lô hội đã được chứng minh có đặc tính chống viêm, giúp làm lành vết thương nhỏ, làm dịu nhiễm trùng. Để lấy gel, chúng ta cắt lá lô hội và trích xuất gel, bôi gel lô hội lên vùng da bị kích ứng, để khô và thoa lại nếu cần. 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan