Sandwich – ý nghĩa hơn cả một món ăn

22:11 29/08/2021

Nếu như có một người nào nói rằng họ đang đói và hãy cho họ chút tiền thì tôi sẽ dẫn họ đến một siêu thị gần đó ở Delhi và mua cho họ chút gì để ăn; tôi nghĩ hành động như vậy sẽ làm tôi thoải mái và xoa dịu “cơn đói cồn cào của lương tâm” của mình...

Sandwich – ý nghĩa hơn cả một món ăn

 


 

Anh sẽ không yêu cầu em hãy xây lại thế giới này cho riêng anh.

Anh chỉ muốn cùng em tìm hiểu thế giới này,

Anh không muốn đi một mình mà cùng em vui chơi đến những chốn đông đúc.

Nói vậy thôi nhưng mỗi khi không có em,

Anh vẫn một mình bước đi trên con đường dẫn đến những nơi mà anh muốn.

 <New York story>, Paul Auster-

Tài liệu hướng dẫn về du lịch New York thì rất nhiều nhưng các loại sách hướng dẫn như phải làm gì để có thể sống ở New York thì hầu như không có. Vì thể loại được gọi là “tài liệu hướng dẫn du lịch” chỉ có thể cung cấp thông tin cần thiết cho những ai là “khách du lịch” nhưng rất tiếc lại không có những thông tin hay câu chuyện lôi cuốn họ, quyến rũ họ để họ ở lại và cảm nhận tâm hồn tận sâu bên trong của New York. Tất nhiên nhờ những cuốn hướng dẫn đó mà chúng ta sẽ không bị lạc đường, dễ dàng kiếm được cửa hàng mà mình mong muốn, có thể tìm đến nhà hàng và thưởng thức các món ăn ngon miệng…Tuy nhiên chúng ta lại không thể cảm nhận được bầu không khí của những con người đang sống tại nơi ấy. Bề mặt của thành phố cũng giống như dầu ăn vậy, nó chỉ nổi lên phần dầu mà thôi mà không biết được lớp bên dưới có những gì.

 

 

Một góc ngã tư ở Lower East Side. Bạn có thể nhận ra ai là khách du lịch, ai là dân New York không?

“New York story” do Paul Auster và Sophie Calle viết, đã đóng vai trò như chất nhũ tương hoà lẫn nước và dầu ăn ấy lại; trở thành một cuốn sách mở đầu cho những ai lần đầu đặt chân đến New York. Nhưng để phân định thể loại của cuốn Gotham handbook nguyên bản lại gặp ít khó khăn. Tuy là cuốn sách vở lòng về New York nhưng những nơi nổi tiếng hay thông tin về các nhà hàng không hề xuất hiện dù chỉ một dòng.

Nếu gọi đó là tiểu thuyết thì câu văn lại quá ngắn, gọi là một cuốn sách ảnh thì nó lại thiếu tính tập trung theo chủ đề và hơn hết là chất liệu giấy không được tốt cho lắm. Cuốn sách khá thú vị này đã được một người dân New York đó là Paul Auster viết tặng lại cho Sophie Calle rằng “Để làm cho cuộc sống ở New York của bạn trở nên tuyệt vời hơn Sophie Calle đã viết nên một cuốn sách giáo dục vở lòng mang tính cá nhân, không theo bất kì quy củ nào như tính phóng khoáng của con người New York nơi đây” và trong đó cô ấy viết ra bốn quy tắc để có thể sống tại New York .

Lúc trước có lẽ hai nhân vật này đã từng xuất hiện trong một tác phẩm của Paul Auster. Trong “Con quái vật to lớn”, Paul Auster cho Sophie Calle là Maria - một nhân vật hư cấu và cả hai đã cùng tạo cảm hứng cho nhau để viết nên tác phẩm. Và lần thì ngược lại, Paul Auster trở thành nhân vật hư cấu của Sophie Calle và trải nghiệm qua bốn điều luật mà tác giả nhắc tới để nói về cuộc sống ở New York.

 


Người đưa thư Superman. Khi tôi chụp hình, anh ấy hỏi tôi rằng tôi đến để tìm hiểu thân thế của Superman đúng không? Tôi bật cười trước lời đùa của anh ấy và anh ấy còn tạo dáng để tôi chụp nữa.

 

Sau đây là các điều luật ấy:

Luôn mỉm cười; nói chuyện với người mới gặp; chia sẻ tấm lòng với người vô gia cư, người nghèo; và chọn một địa điểm yêu thích cho riêng mình và trang trí nó.

Nhìn thì có vẻ không có gì đặc biệt cả nhưng khi bạn bước đi trên đường phố New York và lỡ đụng phải một ngừơi lạ thì các điều cơ bản trên sẽ rất cần thiết và là những thói quen tốt mà chúng ta cần học tập khi sống tại đây.Trong khoảng thời gian 1 năm sống tại đây, tôi đã nhận ra được những điều mới mẻ về cuộc sống ở New York và cả những kỹ năng sống thiết yếu cơ bản nhất nữa. Đó chính là nhờ Paul Auster và những câu chuyện nhẹ nhàng đậm chất người New York của ông.

 

Điều thứ nhất 

Bác Peter Luger thân thiện. Tấm ảnh này được chụp khi tôi đang cùng chụp ảnh lưu niệm cùng bạn bè và bác đã yêu cầu được chụp chung với tôi kèm theo lời mời hãy đến chơi nhà bác khi rảnh rỗi

Hãy tuỳ theo trường hợp mà mỉm cười nhé.Lúc cảm thấy tức giận hay thấy mình thật bất hạnh quá hoặc khi thấy cuộc sống này quá khó khăn thỉ hãy tự thưởng cho mình một nụ cười thật tươi. Và hãy xem hiệu quả mà nó mang lại cho bạn là gì nhé.

Trong thời gian mà tôi sống ở New York, việc mà  tôi cảm thấy bất ngờ đầu tiên chính là nụ cười của mọi người . Người mà tôi gặp thường xuyên nhất chính là bác bảo vệ toà chung cư mà tôi sống; bác lúc nào cũng ngồi ngay chiếc bàn ở giữa sảnh và lúc nào cũng chào mọi người với một nụ cười thân thiện. Bác Peter Luger thân thiện. Tấm ảnh này được chụp khi tôi đang cùng chụp ảnh lưu niệm cùng bạn bè và bác đã yêu cầu được chụp chung với tôi kèm theo lời yêu cầu hãy đến chơi nhà bác khi rảnh rỗi

Tôi nhớ rằng lúc ban đầu tôi không thể đẩy nổi khóe môi của mình nhếch lên một chút dù đó chỉ là nụ cười giả tạo mà thôi. Nhưng nụ cười chính là điều lễ nghi cơ bản nhất của người New York. Những người phương Đông chưa thể quen được sự hiện diện thường xuyên của nụ cười trên môi, thỉnh thoảng vẫn bị xem là thiếu lễ độ, phép lịch sự nên nụ cười đựơc cho là hết sức quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trong cửa hàng, tại thang máy…nếu ta trao nụ cười đến với mọi người mà ta vô tình gặp mặt thì người đối diện sẽ vui vẻ đáp lại bằng một nụ cười không thể tươi hơn. Nếu mỉm cười, hãy cười thật tươi.

 

Điều thứ hai

Trò chuyện với người mới gặp lần đầu. Có những người trò chuyện với bạn thông qua cách gửi đến bạn một nụ cười thân thiện thay cho lời chào hỏi. Hãy chuẩn bị sẵn một vài câu trò chuyện vui vẻ để giúp ích khi mở lời cùng người mới gặp lần đầu. Nếu như bạn nghĩ rằng không có chủ đề nào để trò chuyện thì đơn giản nhất, thông dụng nhất là hãy bắt đầu cuộc đối thoại bằng chủ đề về thời tiết.

Nếu như đã dần quen với việc nở nụ cười thật tươi rồi thì người ta thỉnh thoảng hay mở lời bằng những câu ngắn khen ngợi đối phương. Đặc biệt tại thang máy hay tại siêu thị thì mọi người rất dễ trao đổi, trò chuyện một cách tự nhiên với nhau. Ngay tại vạch chờ qua đường cũng vậy; có một lần, tôi được một phụ nữ đứng cạnh khen rằng :”nice shoes” cho đôi giày mới mua của tôi; mặc dù rất thích nhưng tôi vẫn cảm thấy rất ngại ngùng. Nhưng bây giờ thì ai khen tôi câu tương tự như vậy thì tôi chỉ cười và đáp lại rằng mình cũng rất thích nó và đề nghị được chỉ chỗ mua đôi giày cho cô ấy; chứ không ngại ngùng như trước nữa. Hay có thể đáp lại rằng mình cũng rất thích chiếc khăn choàng cổ xinh xắn của cô ấy; cả hai cùng vui vẻ trò chuyện và chia tay nhau với một nụ cười tươi – đó chính là New York.

 

 
Balducci Sandwich được bày bán với nhiều loại tại Delhi hay các siêu thị

Điều thứ ba

Người nghèo khổ và người vô gia cư. Đừng giả vờ là mình không biết những người bất hạnh ấy. Những người ấy có ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên do chúng ta có thể dễ dàng thấy họ ở khắp mọi nơi nên quên đi sự tồn tại của họ xung quanh chúng ta. Nhưng quên mất họ là không được đâu. (…) Hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều những thức ăn như bánh mì và phô mai. Nếu khi có việc cần phải ra ngoài, thì hãy làm sẵn bốn, năm cái sanwich rồi cho vào túi xách. Và nếu vô tình gặp những người hành khất thì hãy tặng họ những cái sandwich đó nhé.

Paul Austen viết những dòng này là khoảng thời gian năm 1993; so với lúc ấy thì bây giờ người hành khất và người vô gia cư đã giảm rất nhiều nhưng dạo gần đây ở đâu cũng có thể thấy những người lấy lề đường làm nhà, xung quanh các hẻm, công viên… Từ bao giờ họ sống như thế rồi ? Tôi đã nghe bạn tôi hỏi như thế. Nếu bạn cho những người hành khất tiền thì có thể sẽ bị những tên cướp lấy mất của họ hoặc chính họ sẽ dùng số tiền ấy để mua ma tuý. Vì vậy chúng tôi tự nhủ rằng sẽ hợp lí hơn nếu không cho họ tiền và mặc dù chúng tôi vẫn thường xuyên nhìn họ rồi chỉ lướt qua mà thôi nhưng thật sự trong lòng không hề dễ chịu chút nào. Nếu gọi mình là một người có lòng nhân từ thì thật ra tôi cũng chì một người bình thường thôi nhưng khi tôi vô tâm mà đi lướt qua họ thì điều đó chứng tỏ tôi vẫn còn chưa có suy nghĩ sâu sắc, trưởng thành lắm trong cuộc sống này. Nếu như có một người nào nói rằng họ đang đói và hãy cho họ chút tiền thì tôi sẽ dẫn họ đến một siêu thị gần đó ở Delhi và mua cho họ chút gì để ăn; tôi nghĩ hành động như vậy sẽ làm tôi thoải mái và xoa dịu “cơn đói cồn cào của lương tâm” của mình.

Paul Auster đã chuẩn bị sẵn nhiều loại sandwich để có thể cứu đói cho nhiều người nhất mà ông có thể. Sohie Calle đã mua bánh mì, phô mai lát, thịt nguội, cà chua, thịt bò băm nướng và cả 4 gói thuốc lá. Và họ bắt tay vào làm sandwich để phát miễn phí ( kể cả loại sandwich chỉ có cà chua và phô mai lát dành cho những người ăn chay)

 

Địa điểm bí mật của tôi. Bồn phun nước tuôn trào ra những dòng nước như rượu champagne vào ban đêm.

 

Điều cuối cùng

 

Lựa chọn cho riêng mình một địa điểm. Sống tại New York không có nghĩa là người ta sống một cách buông thả, sao lãng. Hãy chọn lựa một địa điểm cho riêng bạn tại thành phố này. Và hãy nghĩ rằng nơi đó thuộc quyền sở hữu của mình. (…) Mỗi ngày vào cùng một thời điểm hãy đến đấy.Trong một tiếng đồng hồ ở lại nơi đây và sau khi đứng lên bạn hãy thử cảm nhận lại thử tất cả mọi việc đang xảy ra xung quanh mình.

Cô ấy đã trang trí một bốt điện thoại công cộng tại ngã tư cuối phía tây khu Tribeca – nơi giao nhau giữa đường Greenwich và Harrison. Cô ta đã dùng thuốc tẩy để chà rửa sạch sẽ, dùng màu xanh lá để tô vẽ lại và treo gương, lịch năm, hoa và đặt cả một chiết ghế gần đó. Thêm vào đó tôi viết lên hai dòng chữ “Have a nice day” và “Enjoy”. “Have a nice day” là lời chào thường hay dùng nhất khi chia tay nhau. “Nice” là tính từ và có thể thay đổi bởi những từ khác như “good, wonderful” nhưng hầu như khi chào tạm biệt nhau hay kết thúc cuộc trò chuyện người ta quen miệng nói như thế cũng giống như hai chữ “xin chào” của chúng ta vậy.

Ở New York có vô số địa điểm thú vị chờ chúng ta khám phá. Nếu như bạn bắt đầu có cảm tình với nơi này và ghé thăm chúng thì nơi ấy trở nên có ý nghĩa đặc biệt với bạn và duy nhất chỉ có một trên thế giới này mà thôi. Cũng giống như B612 hay hoa hồng trong “Hoàng tử bé” của Saint-Exupéry thì bồn phun nước tại đường số 59 chính là địa điểm bí mật của tôi. Địa điểm này là do người bạn thân thiết cùng chia sẻ cuộc sống tại New York với tôi giới thiệu cho; tuy nơi này rất dễ phát hiện nhưng với một người yêu thích âm nhạc và nước như tôi thì đây là nơi tuyệt vời nhất.

Dù đêm hay ngày, nơi ấy vẫn phun ra những tia nước mát mẻ xung quanh cái bể tròn; một nơi yên bình và truyền cảm hứng cho tôi giữa New York phức tạp và vội vã này.  Những dòng nước tuôn ra vẽ nên hình cánh cung nhìn như những giọt champagne và những tia nước băn xuống mặt hồ tạo ra những âm thanh êm ái như tiếng vỗ tay vậy. Có lẽ vì vậy mà thỉnh thoảng tôi gặp những người biểu diễn nhạc cụ tại địa điểm này.Tôi đã luôn cố gắng để nơi này luôn sạch sẽ và luôn để lòng mình thật thanh thản, thật vui vẻ khi đến đây. Thỉnh thoảng tôi còn mua những chiếc bánh tươi từ cửa hàng bánh yêu thích nhất nhưng nhất định tôi sẽ không bao giờ để nơi này dơ đâu.

 

 

“Love” của nghệ sĩ pop-Art – hình ảnh tiêu biểu tại Mỹ. Bây giờ tại khu Apgujeong ở Hàn Quốc hay khu Shinjuku ở Nhật cũng có thể thấy biểu tượng này

 

Có lẽ không chỉ riêng gì tôi cảm nhận được sự cô đơn khi lần đầu tiên đặt chân lên đất New York này. Bởi vì chính một người New York sinh ra và lớn lên ở nơi ấy - Paul Auster cũng đã cảm nhận được điều ấy và viết nên câu chuyện của ông. New York là thành phố khiến chúng ta cảm giác được sự xa lạ vừa là nơi khiến chúng ta cảm nhận chính bản thân mình như một kẻ khác, thật lạ lẫm - một mặt khác của con người chúng ta. Có lẽ chính vì điều đó mà mọi người ở đây luôn luôn cười và tự nhiên trao đổi, trò chuyện với nhau. Trong đó điều mà tôi cảm nhận được rõ nhất phải chăng là tôi đã phát hiện ra được kẻ lạ mặt trong chính con người mình và đánh thức nó dậy. Hôm nay tôi phải thử món sandwich làm cho chính mình mới được. Cắn thử một miếng sandwich Katz’s Delicatessen đựơc cho đầy thịt và tôi bây giờ đã quen thuộc với việc tự nở một nụ cười thân thiện cho chính mình.

 

Cửa hàng bán thức ăn làm sẵn lâu đời nhất New York, Katz’s

 

Cửa hàng thức ăn làm sẵn Katz's

Địa chỉ: 205 East Houston St. 212-254-2246

ㆍCó thể thanh toán bằng thẻ

ㆍThời gian hoạt động: Chủ nhật-thứ ba: 8:00-22:00 Thứ tư-thứ năm: 8:00-23:00   Thứ sáu-thứ bảy: 8:00-3:00 

Năm 1988 là thời điểm mức sống còn thấp và Katz’s đã được thành lập tại khu phía đông khá trễ so với những cửa hàng xung quang; hiện tại cửa hàng vẫn hoạt động buôn bán tại vị trí cũ và bán những món ăn có từ thưở mới thành lập.

Nếu có thứ thay đổi thì đó chính là những bức tranh thể hiện dòng thời gian trôi qua hơn 20 năm được treo kín hết cả bức tường trong cửa hàng. Một người di dân từ Nga đã bắt đầu mở một nhà hàng chuyên làm những món ăn phong phú với giá rẻ để giúp đỡ những người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Không gian bên trong rất rộng

Bước chân tìm đến nhà hàng của những vị khách cũng đủ thấy vị món ăn của nó ngon như thế nào; nhiều thế hệ tổng thống của Mỹ như Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bill Clinton cũng đã tìm đến dùng bữa tại nhà hàng và thậm chí được dùng làm bối cảnh trong bộ phim "When Harry met Sally".

Bây giờ nó đã trở nên rất nổi tiếng; trong một tư liệu du lịch đã giới thiệu nhà hàng và du khách đã lũ lượt kéo đến dùng bữa tại đây, sau đó thì nó trở thành một địa điểm mà ai cũng biết đến.Thêm vào đó năm 2006 đã có tin tức nêu rằng nhà hàng đã đạt chuẩn 3 sao bữa ăn của Daniel thuộc tạp chí Michelin.

Và đây là câu chuyện về chuyên gia ẩm thực nổi tiếng rất thích những món ăn! Khivào nhà hàng ai cũng phải mua một coupon màu xanh lá tại cửa ra vào và đứng xếp hàng để đợi đến lượt mình mua đồ ăn…..Khi xếp hàng dài trước máy tính tiền tôi tự hỏi rằng liệu co phải Daniel cũng đã từng đứng đây mua coupon?

Phiếu coupon màu xanh lá cây.

Khu vực bếp được bố trí thành một hàng dài và chia thành nhiều khu vực bán như hot dog, sandwich…

Chỉ cần mua coupon món cần dùng và xếp hàng là có thể lấy được món ăn. Ban đầu tôi đã nghe danh đến món hot dog cực kì thơm ngon nên đã tự nhủ phải ăn cho bằng được nhưng khi nhìn vào menu với hàng dãy các món ăn mà họ tự hào rằng hương vị và chất lượng đã được chứng minh qua 20 năm như pastrami, corned beef sandwich, salami…Sau một hồi đắn đo suy nghĩ tôi đã quyết định dùng món corned beef sandwich và đi đến góc bếp đang rất đông có phục vụ món ấy; một hàng dài đang đứng trước một bác nhân viên đang luôn tay phục vụ món sandwich…

Nơi đứng xếp hàng

 

Tôi tự hỏi lí do tại sao lại đông như vậy nhưng mọi người vẫn kiên nhẫn đợi, rồi trong thời gian chờ đợi quan sát xung quanh tôi cho rằng câu trả lời có lẽ chính là tấm lòng thân thiện và cởi mở, phục vụ tận tình của những nhân viên phục vụ.

Corned beef nhìn to cỡ tờ giấy A4. Không biết họ chế biến món ăn như thế nào mà bề mặt rất đen nhưng không phải là bị cháy và bên trong là phần thịt đỏ đã chín hết rất thơm ngon.Nhìn dáng bác nhân viên lấy tảng thịt đó ra trước mặt mình và xem bác cắt từng lát thật chuẩn, gọn gẽ thì mới thấy được tận mắt ngón tay của bác nhảy múa vậy. Tôi muốn chụp tảng thịt lớn kia nhưng vì đây là món thịt được hun khói nên không thể chụp rõ được; và bác nhân viên đã vui vẻ cười vừa giơ cao miếng thịt để tôi có thể chụp hình sau khi nghe tôi rên lên tiếc nuối. Tôi rất tiếc vì chỉ chụp được một nửa người của bác nhân viên khi bác cầm nỉa và dao để nâng miếng thịt lên nhưng đổi lại tôi lại có một bức ảnh rất đẹp với nụ cười hiền từ của bác nhân viên tốt bụng và thân thiện.
 

Bác nhân viên tốt bụng

Có thể suy tưởng rằng Corned beef có tên như vậy là do món ăn được nấu từ “corn” - bắp nhưng thật ra Brisket (thịt ức) được xem là phần ở gần giữa chân trước và phần ức của con bò, có độ lớn hơn trái bắp Mỹ một chút, được ướp muối và chế biến thành món ăn nên nó mới có tên là Corned beef.

Chỉ cần nhìn miếng steak dày cộm kia là đủ làm tôi đói meo rồi. Mặc dù muốn cắn một thật to nhưng nhìn lượng thịt khổng lồ với độ dày quá lớn như vậy thì tôi đành bỏ cuộc và nhờ người phục vụ cắt ra làm đôi để ăn nhầm giữ sự dịu dàng của con gái á đông. Tảng thịt được cắt thành những lát mỏng vuông vức rồi đặt chồng lên nhau sau khi nướng kỹ nên món brisket rất mềm và có độ dai vừa phải nhưng miếng thịt không khô mà hơi ướt bởi nước thịt tiết ra kết hợp với nước muối tạo nên mùi vị thơm ngon tự nhiên. Có lẽ được ướp nước muối mà miếng thịt có vị mặn đặc trưng nhưng kết hợp cùng vị lạt của bánh mì đen thì lại rất phù hợp và ngon miệng. Khi ăn mà cảm thấy hơi khô thì cắn một miếng dưa chua và sau đó thì không biết tại sao tay tôi cứ đưa miếng sandwich liên tục vào miệng liên hồi.

Bề mặt cắt miếng thịt thơm ngon

Mặc dù gần đây người ta mới bắt đầu dùng cách ướp nước muối vào thịt nhưng đây đã là một nguyên tắc nấu nướng để giúp phần thịt không được ngon của con bò khi nướng sẽ ngon hơn và đỡ dai hơn ở nơi được mệnh danh là lãnh địa của Steak - nước Mỹ. Có lẽ đây chính là món ăn ngon lành nhất mà họ từng ăn khi còn trong thời khó khăn mặc dù nó được làm từ phần thịt rẻ nhất của con bò, một món ăn mà họ không thể quên dù sau này được ăn những món đầy đủ và ngon hơn rất nhiều.
 

Vì nước muối là món gia vị khi ướp vào thức ăn tạo nên một hương vị đặc biệt nên có thể không phù hợp khẩu vị của những người không thích ăn gia vị.Một tuần họ bán được khoảng 5000lb ( khoảng 2,267.99kg) corned beef nên nếu bạn là một người yêu thích món thịt thì hãy thử đến và dùng thử món thịt nổi tiếng thơm ngon này. Tuy nhiên có một điều hơi đáng tiếc rằng do dạo gần đây vật giá đang leo thang nên giá của một chiếc corned beef sandwich đắt hơn loại thông thường đến 2,3 lần. Nên tôi khá buồn khi biết rằng ý nghĩa phía sau của món sandwich này là bữa ăn thường xuyên của những người nghèo khổ trước đây.

 

Các món ăn nên dùng tại đây:

 

-Thịt bò hun khói tẩm gia vị loại hảo hạng và ăn theo theo kiểu mà khách hàng mong muốn (yêu cầu sốt mayones nếu muốn) 14.95

-Thịt ức bò Katz’s (bí quyết của chúng tôi chính là món ăn được chuẩn bị trong vòng một tháng để phục vụ khách hàng một cách chu đáo, bí quyết đó chính là một trong những cách để giữ chân khách hàng quay lại nhà hàng một lần nữa) 14.45

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích