Phương pháp đẻ không đau, nên hay không?
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Phương pháp đẻ không đau (đẻ nhờ hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng để giảm cảm giác đau khi chuyển dạ) ngày nay được rất nhiều mẹ bầu sắp sinh lựa chọn. Lý do vì ai cũng sợ đau đẻ và sợ cơn đau của mình kéo dài. Nhiều người tin tưởng và yên tâm tuyệt đối về phương pháp này. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp lại phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều trường hợp tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng với mong muốn sinh nở dễ dàng hơn, nhưng đau vẫn hoàn đau, thậm chí còn đau kéo dài.
Phương pháp đẻ không đau (đẻ nhờ hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng để giảm cảm giác đau khi chuyển dạ) ngày nay được rất nhiều mẹ bầu sắp sinh lựa chọn. Lý do vì ai cũng sợ đau đẻ và sợ cơn đau của mình kéo dài. Nhiều người tin tưởng và yên tâm tuyệt đối về phương pháp này. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp lại phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều trường hợp tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng với mong muốn sinh nở dễ dàng hơn, nhưng đau vẫn hoàn đau, thậm chí còn đau kéo dài.
Một điều nữa là các bà mẹ rất thiếu kiến thức về kỹ thuật đẻ không đau này. Không những không biết thủ thuật được tiến hành như nào, mà những lợi và hại đến sức khỏe hai mẹ con cũng rất mơ hồ.
Trước đây các chuyên gia nhận định, ảnh hưởng của kỹ thuật đẻ không đau đối với trẻ là rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây được thực hiện và có những kết luận khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ nhiều trước khi chọn phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng.
Những nhà khoa học tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) thực hiện nghiên cứu trên 2,600 trẻ sơ sinh và kết luận thủ thuật đẻ không đau có những ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe của trẻ.
Những ảnh hưởng này bao gồm: chỉ số Apgar thấp, thời gian hồi phục sau sinh kém, giảm cơ hội được bú mẹ sớm và tăng nguy cơ phải chăm sóc tích cực sau sinh.
1. Vấn đề hô hấp ở trẻ
Trẻ có mẹ sử dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có nguy cơ dễ phát triển hội chứng suy hô hấp ở giai đoạn ngay sau khi sinh. Cách gây tê ngoài màng cứng phổ biến nhất là gây tê cục bộ với một chất narcotic hoặc opioid.
Hầu hết chuyên gia đều tin rằng một lượng nhỏ chất gây tê như vậy khó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng opioid có thể ngấm qua nhau thai trong quá trình sinh nở và gây ra hội chứng suy hô hấp. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không có đủ oxy và không thể thải ra lượng carbon dioxide theo yêu cầu.
Những trẻ bị suy hô hấp có biểu hiện thở khó và không thể tự hô hấp. Thậm chí có trường hợp phải hồi sức cấp cứu. Ngoài ra bác sỹ có thể điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ.
Chỉ số Apgar thấp
Chỉ số Apgar là chỉ số dùng để đánh giá tổng quan sức khỏe của trẻ ngay sau khi chào đời. Thường thực hiện 1 phút sau sinh để đánh giá khả năng hồi phục của bé sau khi sinh và 5 phút sau sinh để đánh giá khả năng thích nghi môi trường ngoài bụng mẹ. Chỉ số đánh giá:
– Màu da
– Nhịp tim
– Phản xạ kích thích
– Cử động
– Hô hấp
Chỉ số đánh giá theo thang điểm từ 1-10. Nếu điểm số thấp hơn 7, thì bé có thể phải vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Nguy cơ bị cách ly mẹ con
Nếu bé bị suy hô hấp, cùng với đó có chỉ số Apgar thấp, thì chắc chắn bé sẽ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Khi đó mẹ và con bị cách ly nhau, không được da tiếp da ngay sau sinh, bé cũng không được bú mẹ trực tiếp. Da tiếp da sau sinh và bú mẹ trực tiếp là hai yếu tố quan trọng, quyết định rất nhiều khả năng hồi phục sức khỏe thể lực, tinh thần của mẹ và sự phát triển đầu đời của bé.
Sẽ rất đáng tiếc nếu thời gian cách ly mẹ con quá lâu. Điều này còn rất đến nhiều hệ quả khác như mẹ ít sữa, mẹ mất sữa, tâm lý mẹ mất cân bằng, dễ mắc trầm cảm sau sinh, con không được tạo nền tảng tốt để phát triển.
Lưu ý khi lựa chọn phương pháp đẻ không đau
Chỉ nên lựa chọn phương pháp này sau khi đã có những hiểu biết cơ bản về nó và có sự tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên môn. Cân nhắc những mặt lợi và hại của phương pháp để đưa ra quyết định đúng đắn cuối cùng. Nếu chọn, cũng cần nghĩ tới khả năng xấu nhất có thể là con gặp vấn đề sức khỏe sau sinh. Khi đó bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và tham khảo trước về chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.
Sau đây là một số bí quyết giúp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng:
Chậm kẹp dây rốn: Chậm kẹp dây rốn mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, đặc biệt hỗ trợ trẻ trong việc hô hấp.
Giữ bé ở gần mẹ: Nói chuyện với bác sỹ về việc liệu bạn có thể giữ con gần mình và bác sỹ thực hiện các thao tác hồi sức, hỗ trợ hô hấp ngay tại đây hay không.
Da tiếp da với con càng sớm càng tốt: Trẻ được da tiếp da với mẹ càng sớm thì càng tăng khả năng bé hồi phục sức khỏe nhanh và phát triển nhanh.
Theo: Gia đình và sức khoẻ
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >