Food stylist – anh là ai ?
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Food stylist chính xác là một nghề, nghệ thuật như bất cứ một ngành nghề nghệ thuật nào khác. Nếu người họa sỹ phải làm nên tác phẩm từ những lọ màu, khung tranh; nghệ nhân điêu khắc phải có những đường chạm trổ tinh xảo trên các bức tượng thì food stylist, bằng tất cả sự tinh tế của mình, phải làm món ăn đẹp đẽ, cuốn hút và tất nhiên phải khiến người ta thèm thuồng thưởng thức.
Food stylist chính xác là một nghề, nghệ thuật như bất cứ một ngành nghề nghệ thuật nào khác. Nếu người họa sỹ phải làm nên tác phẩm từ những lọ màu, khung tranh; nghệ nhân điêu khắc phải có những đường chạm trổ tinh xảo trên các bức tượng thì food stylist, bằng tất cả sự tinh tế của mình, phải làm món ăn đẹp đẽ, cuốn hút và tất nhiên phải khiến người ta thèm thuồng thưởng thức.
Tạo món ăn nhưng… không ăn
Người ta gọi food stylist bằng mỹ từ: người tạo hình ẩm thực, người làm đẹp món ăn nhưng có thể hiểu đơn giản thế này: food stylist là những người trang trí món ăn để… chụp ảnh. Nếu để ý, bạn sẽ thấy, các nhãn hàng đồ ăn, thực phẩm luôn có hình ảnh “lung linh” ở bao bì. Và để có một tấm ảnh “để đời” như thế, họ cần đến food stylist, tất nhiên cả photographer nữa.
Vậy food stylist thì có biết nấu ăn không? Có thể có hoặc không nhưng bắt buộc, họ phải có con mắt thẩm mỹ hơn người. Những đầu bếp chuyên nghiệp ở các khách sạn lớn, ngoài nấu ăn, họ cũng còn là một food stylist bởi món ăn được dọn ra, bên cạnh ngon miệng thì cũng cần phải đẹp mắt. Những đầu bếp chuyên nghiệp có thể đảm nhận luôn công việc của một food stylist nếu họ có điều kiện.
Nhưng ở đây, chúng ta đang nói về những food stylist thực thụ, tức những người dành phần lớn thời gian với món ăn, nĩa, chén và lựa chọn những thực phẩm tuyệt hảo, làm chúng trở nên đẹp nhất và “trình diễn” chúng dưới camera. Do đó, khác với đầu bếp, họ không chỉ tìm nguyên liệu để nấu ăn mà còn phải biết tìm những “đạo cụ” thích hợp để có thể làm bật lên món ăn đó. Tất nhiên, món ăn ấy chỉ dùng để… chụp ảnh chứ không phải để ăn. Và thực tế, nếu có dịp quan sát hậu trường chụp ảnh thì bạn cũng không hề muốn ăn những món này chút nào bởi nó đã được chỉnh sửa, “sờ mó”, thậm chí là can thiệp những biện pháp “ngoài nhà bếp” để đạt được mục đích: đẹp xuất thần. Ngoài ra, food stylist cũng cần kết hợp với một photographer giỏi, chỉ như thế thì mới lột tả được hết vẻ đẹp của món ăn.
Food stylist và cơ hội “dụng võ”
Trên thế giới, food stylist là một nghề “hái ra tiền” từ rất lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành nghề này vẫn chưa được chú trọng vì ít có cơ hội “dụng võ”. Gần đây, khi các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống bắt đầu chú trọng đến hình ảnh thương hiệu thì các food stylist mới đươc trọng dụng nhiều hơn.
Food stylist là một nghề “hái ra tiền” tại Mỹ
Một cửa hàng pizza cho ra menu mới, một nhà hàng lẩu muốn có thực đơn trông thật bắt mắt, một nhãn hàng mì muộn có hình ảnh một tô mì hấp dẫn ở bao bì… Họ cần đến food stylist để “nâng tầm” món ăn trong mắt người xem. Tất nhiên, có chút yếu tố “lừa mị” ở đây mới đủ sức cuốn hút người khác.
Những quảng cáo mì gói luôn lung linh thế này đây
Ramen ư? Chính nó đấy!
Bạn có tin, một bức hình đơn giản như thế này cũng cần có sự nhúng tay của food stylist?
Bạn có nhận ra món gì đây không? Là bỏng ngô thôi mà
Và để làm ra một món ăn trông ngon đến mức người nhìn thấy muốn ăn ngay lập tức, người food stylist cần phải có kiến thức về thực phẩm, hiểu biết về kỹ thuật chế biến thực phẩm, nghệ thuật sắp đặt, màu sắc cùng với con mắt thẩm mỹ bên cạnh hiểu biết chung về nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh. Họ phải chăm chút từng chi tiết như bọt nước trên ly, lớp khói phả ra từ tô mì, độ phồng của một chiếc bánh nướng, độ “tươi” của nguyên liệu dù đã được nấu chín… Tất cả phải hoàn hảo và có sức hút “vạn người mê”.
Dù món Tây hay món Việt thì cũng đều tuyệt đẹp dưới sự sáng tạo của food stylist
Những Food stylist tại Mỹ có thể kiếm được hơn 40.000 USD/năm nhưng ở Việt Nam thì thấp hơn. Thông thường, thù lao cho 1 ngày làm việc của 1 food stylist chuyên nghiệp tại Việt Nam có thể dao động từ 500 – 1000 USD tùy vào năng lực và danh tiếng của họ. Với những food stylist chuyên nghiệp như Nguyễn Đăng Phương, Bùi Lý Tiến Nguyên thì họ có thể kiếm được đến 3.000 USD cho 1 buổi làm việc nhưng không phải thường xuyên. Tuy nhiên, để có số tiền đó, một food stylist thậm chí phải làm việc liên tục từ 8 đến 10 tiếng không nghỉ, chỉ để chăm chút cho 1 món ăn duy nhất. Vất vả, căng thẳng là thế nhưng tất cả câu chuyện đó chỉ lui về hậu trường, nhường chỗ cho món ăn tỏa sáng trong các bức hình quảng cáo.
Món ăn ngon chưa đủ, phải đẹp nữa
Vậy học food stylist ở đâu? Tại các trường đào tạo về dịch vụ du lịch có triển khai. Tuy nhiên, những kiến thức đó chỉ là cơ bản nhất. Để có thể hành nghề, một food stylist cần có năng khiếu riêng và tất nhiên là nỗ lực học hỏi không ngừng.
Minh Thư
Theo Báo Người tiêu dùng
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >