Về thăm Văn Miếu Trấn Biên

22:11 29/08/2021

Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam biểu tượng của truyền thống này chính là hệ thống Văn Miếu, miền Bắc có Văn Miếu Quốc Tử Giám thì miền Nam có Văn Miếu Trấn Biên.

Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam biểu tượng của truyền thống này chính là hệ thống Văn Miếu, miền Bắc có Văn Miếu Quốc Tử Giám thì miền Nam có Văn Miếu Trấn Biên.

 

Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3km Văn Miếu Trấn Biên trang nghiêm và uy nghi tọa lạc trong một khu đất rộng 12 hecta trong đó khu trung tâm Văn Miếu rộng 2 hecta, trên con đường đến thăm Văn Miếu bạn sẽ được tận hưởng cảm giác bình yên với những hàng cây xanh tỏa bóng mát quanh năm, trước mặt Văn Miếu là hồ nước trong xanh phẳng lặng như trút bỏ mọi ưu phiền của du khách trước khi bước vào nơi tôn nghiêm này.

 

Văn Miếu Trấn Biên là Văn Miếu đầu tiên của vùng đất phương Nam Văn Miếu được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1715 dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu, Văn Miếu ngày xưa là nơi thờ Khổng Tử các bậc danh nhân. Vào năm 1961 thực dân Pháp xâm lược miền đông nam bộ đã cho đánh chiếm Biên Hòa tàn phá Văn Miếu Trấn Biên nhằm triệt tiêu tinh thần yêu nước của các sĩ phu và nhân dân Đồng Nai, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng Văn Miếu Trấn Biên xưa vẫn tồn tại trong tâm thức của người dân Đồng Nai, vì vậy mà tỉnh Đồng Nai đã phục dựng lại công trình này vào ngày 9/12/1998 và hoàng thành ngày 14/2/2002.

 

 

Văn Miếu Môn ( cổng chính )

 

 

Mặt sau cổng chính

 

Phía nam Văn Miếu Trấn Biên hướng ra sông Đồng Nai, phía bắc tựa vào núi Long Sơn, ngoài cửa vào là Văn Miếu Môn được xây dựng với kết cấu lầu gác đây là cổng chính để vào Văn Miếu, tiếp theo là nhà bia lời văn bia do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn sự hình thành phát triển và đấu tranh của vùng đất Biên Hòa Đồng Nai, sau nhà bia là Khuê Văn Các, theo quan điểm của người xưa khi các sĩ tử đi thi phải đạt đến trình độ học vấn uyên thâm thì mới xứng đáng được tôn danh trên Khuê Văn Các này, phía sau Khuê Văn Các là hồ Thiên Quang Tỉnh nằm ngay trung tâm của Văn Miếu trước đây là một hồ nước tự nhiên được làm lại cho vuông góc để phù hợp với tổng thể kiến trúc của Văn Miếu.

 

 

Nhà Bia

 

 

Mặt trước Bia đá

 

 

Mặt sau Bia đá

 

Đại Thành Môn là nơi thờ tự bên phải là nơi lưu danh những cá nhân, đơn vị, tập thể đã có công đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn hoá giáo dục tỉnh Đồng Nai, bên trái là nhà truyền thống đây là nơi giao lưu tọa đàm, hội họp tìm hiểu về lịch sử ra đời của vùng đất Biên Hòa Đồng Nai xưa và nay, qua cổng Đại Thành Môn là nhà bia thờ đức Khổng Tử.

 

 

Đại Thành Môn

 

 

 

Khuê Văn Các

 

 

Hồ Thiên Quanh Tỉnh

 

 

Nhà bia thờ đức Khổng tử

 

Sau cùng là nhà Bái Đường trong gian thờ chính bức tuợng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chiếc trống đồng hai bên trái phải là bàn thờ những danh nhân đại diện cho nước đất nước Việt Nam nói chung như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, và đại diện cho vùng đất phương Nam nói riêng như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu.

 

 

Nhà Bái Đường

 

 

Tượng thờ chủ tịch Hồ chí Minh

 

 

Bàn thờ các danh nhân Việt Nam

 

 

Bàn thờ các danh nhân miền Nam

 

 

 

Bia tiến sĩ

 

 

 

 

Tủ trưng bày quà tặng Tỉnh Phú Thọ

 

 

Trống hội Thăng Long

 

Ngày 21/3/2015 vừa qua tỉnh Biên Hoà kỷ niệm 300 năm Văn Miếu Trấn Biên một sự kiện nhiều ý nghĩa mà còn là niềm tự hào của người Biên Hòa Đồng Nai, nếu một ngày nào bạn có dịp đến thành phố Biên Hòa thì nhớ ghé thăm Văn Miếu Trấn Biên một di tích văn hóa lịch sử để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật, để hiểu thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.

 

 

Bài được viết bởi thành viên Đoàn Ngọc Hiếu

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích