Thực đơn giúp mẹ bầu giữ dáng, con phát triển toàn diện

22:11 29/08/2021

Tăng cân quá mức trong quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non,... Không chỉ vậy, tăng cân quá nhiều còn ảnh hưởng tới thân hình của các chị em sau khi sinh, từ đó có thể gây ra cảm giác tự ti, trầm cảm.

Share social

Tăng cân quá mức trong quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non,... Không chỉ vậy, tăng cân quá nhiều còn ảnh hưởng tới thân hình của các chị em sau khi sinh, từ đó có thể gây ra cảm giác tự ti, trầm cảm.

Vì vậy, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên xây dựng thực đơn cho bà bầu tăng cân vừa phải mà con vẫn luôn khỏe mạnh.

Thực đơn giúp mẹ bầu giữ dáng, con phát triển toàn diện

Tăng cân trong quá trình mang thai và sau khi sinh con là nỗi sợ lớn của hầu hết các mẹ bầu.

 

Những yếu tố khiến mẹ bầu tăng cân nhanh

Không chỉ do chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khiến mẹ tăng cân nhiều mà còn bởi nhiều yếu tố cùng tác động cùng một lúc như:
- Thai nhi nặng khoảng 2.800 gr – 3.600 gr
- Nhau thai chiếm khoảng 500 gr – 900 gr
- Dịch ối 900 gr
- Tuyến vú 500 gr.
- Tử cung 900 gr
- Thể tích máu gia tăng khoảng 1.400 gr
- Mỡ cơ thể 2.300 gr
- Mô và dịch cơ thể tăng 1.800 gr – 3.200 gr
+ Top 5 loại hạt dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Những nguyên tắc vàng để mẹ bầu khi ăn "vào con mà không vào mẹ"

1. Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn.
2.  Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2-3 ly (1lít) sữa tươi không đường (sữa tách béo) hàng ngày.
3. Ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Thực đơn giúp mẹ bầu giữ dáng, con phát triển toàn diện

Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể có thể tiêu hoá và hấp thu tốt hơn. Điều này sẽ giúp chị em có được cân nặng hợp lý, mẹ không quá to mà con vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng.

 

4. Hạn chế đồ ngọt
5. Đa dạng hoá thực phẩm. Dù mẹ bầu có thể nghén 1 vài món nhất định nhưng luôn cố gắng nếu thèm chỉ ăn 1 ít, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.
6. Kiêng đồ uống, thức ăn không có lợi như: dứa (thơm), rau răm,... (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,...(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,...( vì chứa hàm lượng thuỷ ngân cao). Không hút thuốc, uống rượu bia, không uống quá nhiều cà phê...7. Uống đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày vừa giúp nước ối không bị cạn mà giúp đào thải độc tố trên da mẹ bầu.
8. Tăng cường thực phẩm có lợi như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ngoài ra chị em có thể ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống...), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,...) vì chứa nhiều vitamin, sắt, axit folic,... rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.
9. Về lối sống, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tập luyện, vận động phù hợp sức mình: có thể tập thể dục, yoga và đi bộ nhanh, chạy bộ…
+ Mẹ bầu cần biết 4 loại thực phẩm tốt cho tim thai

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều cần đảm bảo những chất sau:

- Tinh bột: Một ngày nên ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng nên ăn bánh mì hoặc khoai lang.
- Thịt: Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt bò. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
- Cá: Mỗi tuần nên 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh hoặc nấu cháo. Bà bầu có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá hồi,…
- Rau: Mỗi bữa ăn đều cần có rau xanh. Nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.
- Hoa quả: Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong bữa chính và bữa phụ.
- Trứng: Tuy trứng rất tốt nhưng bà bầu chỉ nên ăn 3-4 quả mỗi tuần.
- Sữa: Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, nên uống loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ).
- Nước: Cung cấp đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày đã bao gồm, sữa, canh, súp, và hoa quả.
Sau đây là thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều mà con vẫn khỏe mạnh, các mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn giúp mẹ bầu giữ dáng, con phát triển toàn diện

 

Chúc các mẹ bầu vượt cạn thành công và lấy lại vóc dáng lý tưởng sau sinh từ thực đơn này.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan