The Green Mile (1999): cái chết của thiên thần
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Trong những thời điểm đau đớn cùng cực, dù là nỗi đau thể xác hay tinh thần, chúng ta vẫn thường nghĩ về một đấng siêu nhiên nào đó có thể hiểu thấu tâm can ta.
THE GREEN MILE (1999): CÁI CHẾT CỦA THIÊN THẦN
Trong những thời điểm đau đớn cùng cực, dù là nỗi đau thể xác hay tinh thần, chúng ta vẫn thường nghĩ về một đấng siêu nhiên nào đó có thể hiểu thấu tâm can ta. Đấng siêu nhiên ấy, hẳn là to lớn và phi phàm, hiện ra đầy thông tuệ và sáng chói, sẽ đến và xóa tan hết những đau đớn cùng cực đó. Bộ phim The Green Mile (1999) đã mang đến cho người xem chân dung một đấng siêu nhiên, một thiên thần có khả năng như thế, nhưng lại có một diện mạo rất khác…
Sau thành công vang dội của bộ phim đầu tay The Shawshank Redemption (1994), đạo diễn Frank Darabont trở lại với The Green Mile, giành ngay 4 đề cử Oscar và làm xốn xang trái tim biết bao khán giả. Chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Stephen King, câu chuyện của The Green Mile diễn ra trong những ngày tháng tiêu điều của cuộc Đãi Khủng Hoảng những năm 1930, trong Trải cải tạo Cold Mountain của Nhà lao phía Nam. Trong khu nhà E giam giữ những người tử tù, có một chiếc ghế điện uy nghi, lặng lẽ ngồi chờ những kẻ tử tù mang đi hơi thở cuối cùng của họ. Và quãng đường đi đến chiếc ghế đó được gọi là “Green Mile”
“Hành lang rộng chạy dài giữa khu E được bằng loại vải sơn lát sàn màu xanh lá úa nhợt nhạt. Do đó, ở các khu khác người ta gọi là “chặng đường cuối”, còn ở Cold Mountain gọi là “Green mile”
“Chuyện gì xảy ra ở Green Mile, sẽ mãi mãi ở lại Green Mile” Tại nhà lao đó, những người tử tù, những người đã làm những chuyện ngu ngốc nhất, độc ác nhất trong cuộc đời mình đã sống những ngày cuối cùng theo những cách khác nhau: có người nhớ về những ngày tươi đẹp nhất cùng vợ năm 18 tuổi, có người gửi hết tin yêu vào việc huấn luyện một chú chuột, có người chỉ thèm chút mùi vị nước ngọt, có người vẫn là một gã điên vô lại,… Tuy vậy, họ vẫn được tôn trọng, được lắng nghe. Đó là cách làm việc của Paul Edgecomb.
Paul Edgecomb (Tom Hanks) là viên quản tù, có chức vụ cao nhất tại khu E. Trái hẳn với hình ảnh các quản ngục thô lỗ, bặm trợn thời trung cỗ, Paul lại là mẫu người nghiêm túc, kỷ luật nhưng hiền hòa và giàu suy tư. Tom Hanks vẫn luôn hoàn hảo với những vai như thế, những con người bình dị sống có đạo đức, quan tâm và nhìn thấy những điều mà người khác vẫn hay hờ hững, coi khinh.
Ở nhà lao là thế đấy, nó giống như một xã hội thu nhỏ, có người tốt, kẻ xấu, có sự đấu tranh giữa cái thiện và sự phi lý, bất công. Ở đó, cách người ta tử tế với nhau lại chính là cách người ta đưa người đó đến cái chết, khi đi qua dãy hành lang màu xanh đến chiếc ghế điện như thế nào. Với Paul, anh luôn thực hiện quy trình đó một cách nhanh gọn nhất để người tù không phải chịu nhiều đau đớn và luôn cố gắng để họ thấy thoải mái, không kích động. Đó là cách mà anh lắng nghe những yêu cầu nhỏ nhoi của người tù như một miếng bánh mì nướng, một chiếc hộp để nuôi con chuột, cách anh lặng nghe họ nói về thời khắc huy hoàng nhất cuộc đời mình khi cạo tóc trên đỉnh đầu- vị trí đặt miếng bọt biển ướt sũng nước dẫn điện vào não để cái chết đến nhanh hơn và anh nhẹ nhàng trấn an họ rằng đã có Chúa đứng chờ họ ở thế giới bên kia.
Rồi một ngày nọ, người ta dẫn đến một gã tử tù da đen cao hơn 2m, bặm trợn, người chi chít sẹo với một bản án khiến người khác căm phẫn: hãm hiếp và giết chết hai bé gái chưa đến 10 tuổi. Nhưng một điều lạ là, Paul không hề có cảm giác rằng hắn, John Coffey (Michael Clarke Duncan) lại là một kẻ sát nhân.
Lúc nào anh ta cũng ăn nói rất lễ độ dù không nói gì nhiều, lại có gì đó nhút nhát, rụt rè, sợ bóng tối và đặc biệt là đôi mắt sáng, lúc nào cũng rưng rưng, đôi lúc lại giàn giụa nước mắt. Vẫn thường có những người kì lạ như thế, như thể ở họ tỏa ra một luồng năng lượng làm ta thấy an toàn, lại vừa muốn bản thân mình mạnh mẽ hơn để bảo vệ con người to lớn mỏng manh ấy. Rồi điều kỳ lạ đó cũng đến, một điều màu nhiệm nhưng hoang đường, làm Paul biết rằng linh cảm của mình về John là đúng.
Ngày hôm đó tên tử tù mới đến láo cá phản kháng lại đội quản lý, húc ngã từng người một, lại làm Paul vốn đang đau đớn bởi căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu nặng lại càng nguy kịch hơn. Rồi tiếng John trầm trầm từ phòng giam cuối dãy vang lên: “Ngài Paul, xin ngài lại đây một chút được không? Lại gần đây”. Chỉ một cái chạm tay trong ít phút, Paul thấy mình khỏe khoắn như chưa bao giờ bệnh, như thể vừa được trải nghiệm một phép thần trong truyền thuyết. Còn John Coffey bỗng chốc mệt mỏi, nhưng anh ta lại chẳng nói gì rồi quay lưng trở về giường.
Paul trăn trở khôn nguôi rồi ngày thứ hai cũng đến. Đó là ngày mà Mr Jingles- chú chuột thông minh biết làm trò của người tù Del và cũng là niềm tự hào, niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của ông ấy bị tên quản ngục xấc xược cậy quyền cậy thế mới vào Percy Wetmore giẫm chết. Con chuột lại được cầm trên tay John, được anh thổi hơi vào và như có phép màu, nó được sống dậy.
Phép màu lại diễn ra vào một đêm khác, khi những người quản ngục lén đưa John Coffey đến nhà người phụ nữ hiền lành đã tiều tụy sắp chết vì bệnh ung thư. Một đêm mà những người quản ngục nguyên tắc nhất đã không làm đúng quy định khi đã đưa một người tử tù khi khỏi trải giam, để anh ta quá tự do không xiềng không xích tiếp cận một người phụ nữ mà trên hết, là họ đã vô cùng tin tưởng và yêu quý anh ta.
“Tôi mệt mỏi. Mệt mỏi trên con đường, cô đơn như một con chim sẻ trong mưa. Tôi mệt mỏi với chuyện không có người bên cạnh để nói với tôi rằng chúng ta từ đâu đến, sẽ đi về đâu hay vì sao. Tôi chán ngán việc con người cư xử tệ với nhau, với những nỗi đau đầy rẫy thế gian này, hàng ngày, quá nhiều những chuyện đó, như thể hàng ngàn mảnh thuỷ tinh nhảy nhót trong đầu tôi, suốt ngày.”
John Coffey được ban cho một khả năng đặc biệt để cảm nhận được nỗi đau của người khác và chấm dứt nỗi đau đó bằng cách hút nó về mình. Khả năng đặc biệt của John đối với người khác là phép màu nhưng đối với bản thân anh lại là một thứ còn đáng sợ hơn cả nỗi đau, đó chính là sự thất vọng về thế giới này, về những điều tệ hại mà con người gây ra cho nhau.
Nếu thực sự có tồn tại một đấng siêu nhiên, tôi nghĩ rằng Người hẳn phải là một người rất xấu xí, một người có rất nhiều mắt, rất nhiều tai để nghe thấu, nhìn thấu, hiểu thấu mọi vui buồn, mọi ngóc ngách sâu kín nhất trong tâm tư mỗi con người. Và có lẽ là Người cũng là một người rất đau khổ như John Coffey, bởi Người hẳn cũng là một người lương thiện và nhân ái như anh ấy. Nếu như có khả năng đặc biệt mà không có trái tim ấm áp biết buồn cùng người khác, biết đau nỗi đau của người khác, biết căm tức những hành động xấu xa của những kẻ đáng nguyền rủa, có thể John đã chẳng luôn luôn đau khổ và giàn giụa nước mắt như thế.
Xem xong, để từng lớp ý nghĩa nhân văn của phim thấm vào trí óc và bị nó ám ảnh, tôi lại tự hỏi: chẳng phải nếu chúng ta sống tử tế hơn thì ai đó có khả năng đặc biệt như John trong thế giới này, ai đó có quyền năng siêu nhiên ở trên cao sẽ được an nhiên hơn sao?
Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Lt |
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >