Rời cõi tạm, Tô Hoài tiếp tục phiêu lưu

22:11 29/08/2021

Năm 2014 chỉ mới đi quá nửa chặng đường nhưng nền văn học Việt Nam hiện đại đã mất đi hai cây đại thụ. Một là sự ra đi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả “Chiếc lược ngà”...

Share social

Năm 2014 chỉ mới đi quá nửa chặng đường nhưng nền văn học Việt Nam hiện đại đã mất đi hai cây đại thụ. Một là sự ra đi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả “Chiếc lược ngà” và giờ là nhà văn Tô Hoài, người bạn gần gũi của thiếu nhi với “Dế mèn phiêu lưu lý”, người đồng hành của bao thế hệ học sinh với “Vợ chồng A Phủ”, hơn cả là một trái tim nhân đạo và tấm lòng nhân ái của một cây bút lớn.

 

Rời cõi tạm, Tô Hoài tiếp tục phiêu lưu

 

Rời cõi tạm, Tô Hoài tiếp tục phiêu lưu

 

Tô Hoài

 

Nhà văn Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bút danh Tô Hoài của nhà văn gắn liền với hai địa danh nơi ông sinh ra và lớn lên: Sông Tô Lịch và Phủ Hoài Đức.

 

Tô Hoài là một nhà văn viết suốt đời. Thời thơ ấu trong xóm lao động nghèo và thời niên thiếu vất vả làm thuê nhiều nghề khác nhau, cũng trở thành một phần tích lũy cho trang viết của Tô Hoài. Tính từ những truyện ngắn khởi nghiệp viết ở tuổi 18 như “Một đêm sáng trăng suông” hay “Bụi ô tô” in trên Hà Nội Tân Văn. Đến khi qua đời ở tuổi 95, Tô Hoài có số lượng tác phẩm đồ sộ nhất trong các nhà văn Việt Nam đương đại.

 

Nhà văn Tô Hoài được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật tại đợt đầu tiên vào năm 1996. Tác phẩm gần nhất của ông là Ba người khác, phát hành vào năm 2006.

 

94 năm trên cuộc đời, hơn 70 năm cầm bút, Tô Hoài đã sống và viết bình dị và dân dã giữa đời thường. Hành trình của ông là một hành trình không mệt mỏi của một bút lực dồi dào. Ông xê dịch chẳng kém gì Nguyễn Tuân cũng vào Nam ra Bắc, cũng lên ngược rồi lại về xuôi. Ông đi để viết, đi để trải nghiệm bởi thế cho nên mỗi trang văn của ông đều gần gũi cuộc sống con người tuyệt nhiên không làm người đọc thấy có cảm giác xa lạ hay hư cấu.

 

Năm 1941, Tô Hoài sáng tác Dế Mèn phiêu lưu ký, trở thành tác phẩm văn học gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam từ đó đến nay. Tác phẩm này đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới. Tại cuộc hội thảo kỷ niệm 70 năm Dế Mèn phiêu lưu ký năm 2012, Tô Hoài cho biết, tác phẩm được ông khởi viết năm 17 - 18 tuổi. Theo nhà văn, bối cảnh cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính là vùng Nghĩa Đô ven sông Tô Lịch, nơi nhà văn dành cả tuổi thơ của mình ở đó với trò chơi đấu dế, đúc dế.

 

Rời cõi tạm, Tô Hoài tiếp tục phiêu lưu

 

Bên cạnh đó, ông còn cống hiến cho nền văn học trong nước hàng trăm tác phẩm đáng quý, thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác, nổi bật như Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ...

 

Về già, người ta thấy Tô Hoài luôn nở nụ cười mãn nguyện, mãn nguyện vì ông đã không sống hoài, sống phí, mãn nguyện vì ông đã viết bằng chính trái tim mình. Khép lại một hành trình ngót gần thế kỉ Tô Hoài đã để cho đời nhiều giá trị cao quý, cuộc phiêu lưu của Tô Hoài trên cuộc đời này đã dừng lại những ông sẽ vẫn phiêu lưu ở một thế giới nào đó, và sẽ lại viết tiếp câu chuyện về những chú dế mèn…

 

Nhà văn Aitmatov từng nói: “Tác phẩm chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng” cũng có nghĩa một tác phẩm văn học thành công phải được nuôi dưỡng trong dư âm của độc giả. Và hành trình của một nhà văn vĩ đại cũng vậy, sống và viết để rồi khi trái tim ngừng đập thì một cuộc phiêu lưu mới lại bắt đầu.

 

Rời cõi tạm, Tô Hoài tiếp tục phiêu lưu

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan