Robot và loài người

22:11 29/08/2021

Robot là một đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ mòn trong phim ảnh. Trí tuệ đỉnh cao của khoa học được chấp cánh bởi trí tưởng tượng bay bổng,...

ROBOT VÀ LOÀI NGƯỜI

 

 

 

Robot là một đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ mòn trong phim ảnh. Trí tuệ đỉnh cao của khoa học được chấp cánh bởi trí tưởng tượng bay bổng, những kì vọng gửi gắm vào tương lai và cả những xúc cảm dào dạt đầy tính nhân văn của con người xem chừng chính là một cơ chế hiệu quả sản sinh ra các tuyệt tác điện ảnh. Nhìn lại những thập kỉ gần đây, thật không khó tìm ra những dẫn chứng cho điều đó!

 

 

Năm 1985, bộ phim Terminator được công chiếu, đánh dấu những bước đầu đầy táo bạo trên con đường sự nghiệp vinh quang của đạo diễm James Cameron và diễn viên Arnold Schwarzenegger đồng thời đưa cái tên “kẻ huỷ diệt” vào lịch sử điện ảnh mọi thời đại. Trong phim, Arnold vào vai Kẻ Hủy Diệt- một người máy sinh học có trí thông minh nhân tạo với một lớp mô sống phủ trên khung xương kim loại khiến cho nó giống như một con người, thuộc một hệ thống tình báo nhân tạo mang tham vọng tận diệt loài người bằng chiến tranh hạt nhân. Kẻ Hủy Diệt được giao nhiệm vụ đi ngược thời gian về quá khứ để giết chết mẹ của John Connor- người lãnh đạo Quân kháng chiến bảo vệ loài người nhằm xóa sổ tên anh trong lịch sử tồn tại. 

 

 

Đúng như cái tên của mình, Kẻ Hủy Diệt chính là một kẻ giết người vô cảm và nguy hiểm bậc nhất. Tưởng như chẳng gì có thể tiêu diệt được hắn, một sát thủ bám dính lấy đối tượng dai dẳng kể cả khi rơi vào vụ nổ xe chở xăng làm lớp mô sống bên ngoài bị thiêu trụi chỉ còn bộ khung kim loại, cả khi bị nhét bom vào bụng cho nổ tung, văng cả chân tay… Mặc dù không được dự kiến là một sản phẩm thương mại quan trọng, Kẻ Hủy Diệt đã đứng đầu phòng vé của Mỹ trong hai tuần vào thời điểm đó.

 

 

Cùng nhìn nhận robot như một cỗ máy chiến đấu nhưng các nhà làm phim Robocop (1987) lại mang ý tưởng về một người hùng cảnh sát robot quả cảm. Bộ phim kể về câu chuyện của viên cảnh sát Alex Murphy bị thiệt mạng trong khi thi hành nhiệm vụ và được các nhà khoa học “hồi sinh” bằng cách sử dụng bộ não khỏe mẹnh của anh để lắp vào một cơ thể máy tạo nên một người máy sinh học.

 

 

Tuy vậy, Robocop không chỉ là ý tưởng về một chiến binh công ly bất bại. Bộ phim cho thấy cái giá mà còn người ta phải đánh đổi để hồi sinh và rằng ý nghĩa thực sự cái chết là khi bạn ngừng thở hay là việc đánh mất đi cảm xúc, kí ức về những người quan trọng của đời mình và sống như một cỗ máy. Robocop Lần lượt được các tạp chí uy tín hàng đầu như Entertainment Weekly, Empire, The New York Times bầu chọn vào top các bộ phim đáng xem nhất mọi thời đại, nhận được hai đề cử Oscar và giành một tượng vàng về hiệu ứng âm thanh. Vào thời điểm đó, mô hình của người máy Robocop cũng gây hào hứng cho người xem về mức độ chân thật đến mức một số trường Đại học thiết kế chế tạo ở Mỹ đã dùng nó như một tư liệu giảng dạy.

 

 

Nhìn vào tương lai, các nhà làm phim I, Robot (2004) lại mường tượng vào một cuộc chiến giữa con người và robot. Vào năm 2035, mỗi robot đều tuân thủ 3 điều luật chung nhằm mục đích không làm tổn hại đến con người và giữ đúng nhiệm vụ đơn thuần của chúng như những người giúp việc, những trợ lý, vệ sĩ... Nhưng rồi một khi con người đã trở nên quá lệ thuộc vào robot, một khi số lượng robot trở nên quá đông đảo, khi 3 điều luật sụp đổ và tham vọng kiểm soát con người được manh nha, cuộc chiến khốc liệt nhất nổ ra giữa con người và những cỗ máy mạnh mẽ nhất vốn được tạo ra để bảo vệ họ. Nổi lên giữa cuộc chiến ấy là thám tử Del Spooner vốn không ưa lũ robot do Will Smith thủ vai với vẻ hài hước nhưng lạnh lùng đầy hấp dẫn thường thấy và một chú robot biết nằm mơ và thích ưu tư mang tên Sonny.

 

 

Nhiều cảm xúc lạ lùng mang tính khám phá dần đến với Sonny, hay khác đi những tiến bộ rất “người” ở cậu bạn này cũng chính là những giá trị nhân văn mà con người chúng ta cần gìn giữ, ví như 3 điều luật được cài đặt bao năm vẫn có thể sụp đổ nhưng một cái nháy mắt tin tưởng giữa hai người bạn thì không bao giờ cần phải nghi ngờ. Thành công về diễn xuất của Will Smith cùng kịch bản logic, hấp dẫn đã đưa “t, Robot” đến thành công giữa vô vàn phim bom tấn vào thời điểm đó.

 

 

Cũng nói về hành trình nhận thức của các robot, bộ phim Bicentennial Man (1999) lại là cái nhìn ưu tư hơn, sâu sắc hơn về giá trị của sự sống. Người máy Andrew được đưa đến giúp việc cho một gia đình giàu có nhân hậu, may mắn thay, họ không xem anh đơn thuần là một cỗ máy như chiếc xe đạp hay cái tivi, họ xem Andrew như một thành viên trong gia đình. Trong hai trăm năm tồn tại giữa tình người ấm áp đó, phục vụ ba thế hệ của một gia đình, Andrew tự cải tiến và nâng cấp bản thân mình đến một mức độ mà không người máy nào có được: tâm hồn con người.

 

 

Hành trình đi tìm nhân tính, nhân quyền và vươn đến tư cách con người của Andrew là những nỗ lực to lớn từ việc lao động làm ra của của cải, tìm đến tự do, khám phá cá tính, tiềm lực của bản thân mình và cả việc tranh đấu hay hy sinh cho tình yêu, hạnh phúc. Chính hành trình gian khổ và vinh quang đó của Andrew đã nâng giá trị thông tin của bộ phim đến những thông điệp sâu sắc về những vấn đề căn bản trong chính xã hội loài người.

 

 

Không thể không nhắc đến Wall-E (2008) nhưng xem chừng mọi lời lẽ ca tụng cũng chẳng thể nói hết xao động tâm tư mà bộ phim mang đến cho người xem. Wall-E, một bộ phim với hai nhân vật chính là hai con robot, một gỉ sét nhưng quả cảm, giàu suy tư  và một  tối tân, hiện đại nhưng ngây thơ, hiền lành. Một bộ phim hoạt hình như đủ sức lôi cuốn khán giả mọi độ tuổi, một một phim k có mấy lời thoại mà đủ sức ngân vang biết bao bài học giá trị về tình yêu, lòng dũng cảm, sức mạnh tự thân của mỗi cá nhân và cả những trách nhiệm, kì vọng sáng lạng vào tương lai.

 

 

Nếu bạn đã từng mê mẩn các series phim truyền hình về người máy Super Sentai hay Poer Rangers của Nhật, Mỹ, nếu bạn là người sưu tập đủ các mô hình megazord trong suốt các mùa phim hay đơn giản là vẫn còn nuôi giữ ước mơ về một thứ gì đó to lớn, vững chãi bảo vệ trái đất, có lẽ bạn nên xem Real Steel (2011). Real Steel kể về diễn biến tâm lý, tình cảm giữa hai cha con chỉ mới gặp nhau lần đầu khi cậu con đã 11 tuổi nhưng có chung niềm đam mê về những con robot mà con viễn cảnh tương lai mà bộ phim vẽ ra, đó chẳng phải là những con robot đồ chơi cầm trên tay nữa mà là những robot to lớn được điều khiển để thượng đài quền anh. Sinh ra đã là phim giải trí với các màn đấm đá sướng mắt nhưng Real Steel cũng đủ sức làm ta rơi lệ trong các khoảnh khắc cao trào đầy cảm xúc.

 

 

Nếu chưa thấy mãn nhãn, bạn có thể tìm đến loạt phim Transformer với màn biến hình ngoạn mục từ xe ô tô của các robot và những cảnh chiến đấu ngoạn mục giữa hai phe Autobot và Deception.

 

 

Mùa hè này, các robot lại trở lại và khuấy đảo các phòng vé với trận siêu đại chiến giữa các robot và quái thú ngoài hành tinh trong Pacific Rim. Bộ phim mang đến những đại cảnh hoành tráng, ngoạn mục, đã mắt, đã tai cho người xem khi các robot chấp hai tay trước ngực như một võ sĩ Đông phương kiêu bạc, màn vác thuyền làm kiếm quật vào quái vật ngoài biển hay lôi nhau ra tận ngoài không trung ẩu đả,… Xét về kỹ xảo và cả nội dung, Pacific Rim hoàn toàn xứng đáng trở thành một que kem mát lạnh ngày hè làm tâm hồn bạn sảng khoái!

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích