Rèn luyện kỹ năng phản ứng khi bị...chê!

22:11 29/08/2021

Thời còn học cấp 3, ông thầy dạy văn của tôi từng nói: “văn mình, vợ người”. Ý ở đây chính là ám chỉ, cái gì của mình làm ra cũng đều quý và được bản thân coi là trên hết, dù sản phẩm đó có chút “lỗi”.

Rèn luyện kỹ năng phản ứng khi bị...chê!

 

 

 

Thời còn học cấp 3, ông thầy dạy văn của tôi từng nói: “văn mình, vợ người”. Ý ở đây chính là ám chỉ, cái gì của mình làm ra cũng đều quý và được bản thân coi là trên hết, dù sản phẩm đó có chút “lỗi”. Đến khi mới đi làm tôi vẫn áp dụng lối suy nghĩ đó vào công việc. Sản phẩm của mình bao giờ cũng là hay nhất. Và sẵn sang nhảy bổ vào tranh cãi để bảo vệ bằng được nó. 

 

 

Giờ đây, suy nghĩ lại, tôi mới thấy những phản ứng kiểu như nhăn mặt, cau mày, hay tức giận khi bị chê trong công việc là biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, thông thường trong những buổi thuyết trình trình bày ý tưởng, những góp ý mang mình xây dựng thường rất ít, thay vào đó là những lời nhận xét mang tính chê bai, phán xét. Chính điều này đã làm cho “khổ chủ” cảm thấy khó chịu và phản ứng lại bằng các lý lẽ của mình. Điều này rất dễ dẫn đến cãi vã.  Phản ứng với các nhận xét tiêu cực, thay vì phủ nhận, chối, hay cúi đầu chấp nhận, bạn cần có một kỹ năng thể hiện bản lĩnh của mình trước mọi người.

 

Phòng vệ, bác bỏ, chối bỏ => sai!

 

Khi phải đối mặt với những lời phản biện, những khen chê của đồng nghiệp trong công việc, bạn thường có phản ứng như thế nào? Thường khi được khen, bạn sẽ khoái chí, vui vẻ, sung sướng, nhưng khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Điều này sẽ dễ dần tới những phản ứng không hay như sẵn sàng lao vào cuộc tranh luận để bảo vệ quan điểm, mất bình tĩnh và cáu gắt với những đồng nghiệp của mình. Giải pháp tốt nhất: Đừng phản ứng ngay lập tức nếu bạn đang lúng túng, bạn có quyền được suy nghĩ và trả lời sau.

 

 

Những biểu hiện cáu gắt, chối bỏ chứng tỏ bạn đang rất lung túng, hoặc bạn là người bảo thủ.

 

Bình thản tiếp nhận, lắng nghe và tư duy

 

Khi gặp phải những phản biện, góp ý của đồng nghiệp về ý tưởng của mình, bạn nên xem đó là chuyện “bình thường ở huyện”. Bởi chín người thì mười ý, sẽ không ai giống ai. Điều quan trọng lúc này là bạn cần xử lí khôn ngoan bằng cách lắng nghe, và nên đặt lại câu hỏi nếu không hiểu rõ. Trong trường hợp chưa chắc chắn, bạn nên hứa hẹn sẽ có 1 lời giải thích thỏa đáng. 

 

 

Bình thản đón nhận lời chê, áp lực về chúng sẽ giảm xuống và bạn sẽ có được những quyết định sáng suốt hơn.

 

Đừng xem mọi lời chê đều tiêu cực

 

Tâm lý, coi trọng lời khen vào phản ứng lại lời chê là chuyện có thể hiểu được ở mỗi người. Đã là người đi làm, ai chẳng muốn được khen. Tuy nhiên, khi phải đón nhận những lời chê trách, phản biện, thì bạn cũng đừng nên nghĩ đó là sự tiêu cực.

 

 

Những lời chê mang tính xây dựng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn

 

Con người ai cũng có khuyết điểm, trong ý tưởng hay công việc cũng vậy. Hãy suy nghĩ tích cực rằng những lời phản biên, góp ý đó sẽ giúp mình hoàn thiện bản thân hơn. Nếu được như vậy, áp lực từ sự khen, chê sẽ giảm đi phần nào.

 

Đôi khi “im lặng lại là vàng”

 

Bạn đã nghe câu chuyện này chưa? 

 

“Một người đàn ông cắt ngang bài giảng của đức Phật bằng một tràng thóa mạ. Ngài bèn chờ cho anh ta dứt lời mới hỏi, “Nếu ai đó tặng người khác một món quà nhưng người đó từ chối thì món quà sẽ thuộc về ai?”

 

“Tất nhiên là thuộc về người đem tặng”, người đàn ông đó đáp. “Vậy thì,” đức Phật nói, “Ta từ chối không nhận những lời phỉ báng của ngươi và yêu cầu người giữ nó lại cho mình”.

 

Thay vì phản ứng lại, hãy đơn giản không chấp nhận món quà của kẻ chỉ trích, khi bạn thấy đó là những chỉ trích vô căn cứ. Khi đó, nó sẽ vẫn thuộc về người thốt ra điều đó. 

 

 

Cách tốt nhất đôi khi đến từ sự “im lặng”

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích