Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

22:11 29/08/2021

Xuất hiện sau cuộc khủng hoảng công nghiệp nặng, những công trình nhà máy bị bỏ hoang, các tòa nhà mà ban đầu được xây dựng để làm phân xưởng sản xuất được để trống. Không hẳn toàn bộ bị đập ra xây lại mà ở một số nơi, chúng được ngăn lại...

Share social

Xuất hiện sau cuộc khủng hoảng công nghiệp nặng, những công trình nhà máy bị bỏ hoang, các tòa nhà mà ban đầu được xây dựng để làm phân xưởng sản xuất được để trống. Không hẳn toàn bộ bị đập ra xây lại mà ở một số nơi, chúng được ngăn lại để trở thành khu căn hộ cho tầng lớp trung lưu đổ xuống. Điều này dẫn đến một kiểu trang trí nội thất mới dựa trên nền tảng kiến trúc có sẵn: Xu hướng công nghiệp –  kho xưởng.

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

Sau này, sự ảnh hưởng này lan rộng ra cả những công trình mới, nhất là với những căn hộ độc lập, tầng lớp thiết kế, nghệ sĩ trẻ hoặc chỉ đơn giản là những người có thu nhập thấp muốn làm mới nhà mình.

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

1. Không gian

 

Không gian của căn hộ theo kiểu nhà máy có độ cao trần lớn, có thể nói là không gian hơi quá thoáng đãng. Nhiều căn hộ dựa trên nền kho xưởng cũ có thể xây thêm một tầng lửng làm tăng diện tích sử dụng cho căn nhà, với những trần cao trên 4,5m. Đi kèm với chúng là những khoảng cửa sổ lấy sáng gần như không có “ sự riêng tư”. Cột và hệ mái lớn, được thiết kế chịu lực, những thiết kế này được khéo léo xử lý và trở thành điểm trang trí trọng yếu trong xu hướng factory. Ngoài ra, do hệ thống trần, ống thông gió, ống sưởi, đường điện nước… của các khu xưởng thường được đặt chạy nổi, nên khi đưa vào thiết kế nhà ở, những mảng này cũng không được tahy đổi, mà tạo điểm nhấn từ chính những đường ống đó ( Điều này dễ được bắt gặp ở các văn phòng hoặc quán café hơn là căn hộ).

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

2. Màu sắc

 

Do không gian rộng lớn và mang âm hưởng nhà xưởng cũ, nên màu sắc chủ đạo trong không gian thường là màu xám, trắng, màu bê tông, màu gạch đỏ và nâu gỗ. Ở một số công trình, người ta kết hợp với phong cách Pop art để đưa ra các thiết kế trẻ trung hơn, hoặc đưa vào phong cách đương đại nhằm đẩy tan sự cứng nhắc của kiểu thiết kế công nghiệp, đồng thời tạo được độ sạch sẽ trong mắt nhìn.

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

3. Vật liệu

 

Như mọi kiểu kho xưởng, vật liệu thường thấy trong xu hướng này là sắt thép, gỗ, xi măng và gạch thô. Ngoài các cửa sổ kính ra, hầu như những vật liệu nội thất được ưu ái làm bằng sắt để tạo sự vững chắc đồng bộ với căn nhà. Vật liệu không được sơn bóng lưỡng hoặc mài chỉnh chu, nhằm tạo được sự thô sơ cho không gian. Tuy nhiên nếu bạn là một người ưa sạch sẽ và ngăn nắp, nên kết hợp xu hướng này với phong cách minimalism để có một cái nhìn nhẹ nhàng và sáng sủa hơn.

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

Phong cách nội thất: Xu hướng nhà máy ( Factory)

 

 

đơn giản

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan