Phim Cô Ba Sài Gòn - Góc nhìn về một Sài Gòn xưa cũ

22:11 29/08/2021

Đông về, Sài Gòn vẫn thế, vẫn ồn ào náo nhiệt như mọi ngày. Tạm gác lại bộn bề công việc, dành một buổi tối  cuối tuần đến rạp chiếu phim xem cho hết  "Cô Ba Sài Gòn" để sống lại những ký ức của một thời đã qua.

Đông về, Sài Gòn vẫn thế, vẫn ồn ào náo nhiệt như mọi ngày. Tạm gác lại bộn bề công việc, dành một buổi tối cuối tuần đến rạp  xem cho hết  "Cô Ba Sài Gòn" để sống lại những ký ức của một thời đã qua. Cô Ba Sài Gòn là cuốn phim mới nhất của nhà sản xuất VAA. Xưa nay tôi ít khi bị cuống theo thị hiếu số đông. Chẳng phải vì ngoài kia người ta rầm rộ ca ngợi hết lời mà tôi tò mò đến rạp xem cho bằng được. Tôi đến với "Cô Ba Sài Gòn" như một sự tình cờ và có lẽ tôi sẽ ghé rạp xem bộ phim này thêm một lần nữa vì tôi đã "phải lòng" một Sài Gòn xưa mất rồi.
 

Cho dù chưa được sống qua thập niên 60 của thế kỷ trước, nhưng những nét xưa của Sài Gòn trong phim dường như có chất xúc tác mạnh cứ thế len lỏi vào cảm xúc của người xem.

 
Ở phân đoạn mở đầu,  "Cô Ba Sài Gòn" đã khéo léo  tái hiện lại những thước phim tài liệu về Sài Gòn xưa vô cùng độc đáo.
 

Bộ phim xoay quanh nhân vật Như Ý (do Ninh Dương Lan Ngọc thủ vai), cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình 9 đời may áo dài nổi tiếng nhất Sài thành. Nhà may Thanh Nữ luôn là niềm tự hào của bà chủ Thanh Mai  (do Ngô Thanh Vân thủ vai), cũng là mẹ của Như Ý. Bà Thanh Mai luôn mong muốn cô con gái bướng bỉnh của mình có thể yêu quý chiếc áo dài và gắn bó với nghề gia truyền. Nhưng Như Ý với cái "ngông" của tuổi trẻ, cô cho rằng Âu phục mới là tân thời. Như ý cứ thế chạy theo những giá trị phù phiếm và đánh mất đi giá trị thiêng liêng gần gũi xung quanh.
+ Đêm Tối Rực Rỡ! hé lộ quá trình quay phim như "ma cà rồng"

 
Ninh Dương Lan Ngọc đã thể hiện tròn vai một cô tiểu thư đầy kiêu ngạo và đầy tự tôn.
 
 
Vốn quen thuộc với hình ảnh mạnh mẽ, “đả nữ” của điện ảnh Việt đã gây bất ngờ với tạo hình dịu dàng và hoài cổ trong tà áo dài với lối trang điểm và làm tóc của các bà, các mẹ ngày xưa.
 
Điểm mới mẽ của bộ phim lần này chính là yếu tô xuyên không.  Như Ý đã du hành đến thời điểm 48 năm sau. Cô bàng hoàng chứng kiến nhà may Thanh Nữ chỉ còn là chốn hoang tàn và cô trở thành một bà già bệ rạc, say xỉn, đổi tên là An Khánh (Hồng Vân đóng). Để cứu ngôi nhà khỏi cảnh bị xiết nợ, Như Ý phải làm công cho nhà thiết kế Helen (Diễm My 9x đóng) - con gái người em nuôi của cô khi xưa, giờ là một bà chủ thành đạt (Diễm My đóng).

 
Như Ý 48 năm sau là một phụ nữ già nua, xấu xí và nghiện rượu.

 
Hai phiên bản Như Ý do Ninh Dương Lan Ngọc và NSUT Hồng Vân thể hiện.
 
Bộ phim đã đặt khán giả trên những chiếc bánh xe thời gian để quay lại những năm trước 75 của "Hòn Ngọc Viễn Đông" ngày ấy. Tái hiện lại trước mắt người xem là cả một thời kì của lịch sử và văn hóa với những ngôi nhà sơn tường bằng vôi xanh, tỏa ra một chất "retro" của những năm 60 không thể lẫn được vào đâu khác. Hơn thế hình ảnh những chiếc áo dài xuất hiện khiến chúng ta không thể nào quên một thời đã xa. Không thể phủ nhận áo dài trong bộ phim rất đẹp, dù đậm chất hoài cổ nhưng vẫn khiến khán giả hiện đại trầm trồ khen ngợi.
+ Lật Mặt: 48h - Dàn sao miền Bắc tụ hội đông đảo trong sự kiện ra mắt phim của đạo diễn Lý Hải

 
Cách bố trí bối cảnh nhà may và động tác đo may thành thục của Ngô Thanh Vân khiến cảm xúc của người xem được trọn vẹn. Khán giả như đang sống trọn từng phút giây của những ngày ấy, tại không gian ấy.
 
Màu trang phục cho đến họa tiết vải vóc trên kệ đều đậm chất cổ xưa.
 
Chiếc Áo dài truyền thống của nhà may Thanh Nữ chưa bao giờ ấn tượng và tỉ mỉ đến thế.
 
Mặc dù bộ phim vẫn còn những hạt sạn như yếu tố xuyên không chưa thật sự hợp lý, cũng như một số tình tiết vẫn chưa được lý giải rõ ràng trong phim. Nhưng chỉ xét góc độ khiến khán giả chìm đắm vào không gian xưa cũ và thỏa mãn phần nhìn thì phim Cô Ba Sài Gòn đã quá  xứng đáng nhận được vô vàn những đánh giá tích cực từ phía khán giả. 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích