Nước hoa của London cho những Romeo và Juliet

22:11 29/08/2021

Chai nước hoa có hình dạng của bìa thư, từ xưa lá thư là phương tiện truyền tải thông điệp yêu thương cho các cặp đôi yêu nhau thay vì sử dụng tin nhắn điện thoại di động hay email như cặp đôi hiện đại ngày nay. Tên của loại nước hoa cũng ngọt ngào như hình dáng bên ngoài của nó...


Nước hoa của London cho những Romeo và Juliet

 


 
Du lịch qua các đô thị bằng mùi hương
Mùi hương 1 của London_ Cho những Romeo và Juliet hiện đại

Ôi, Romeo, Romeo, tại sao chàng là Remeo?”

Chàng có để ý đến tên của chàng? Dù ta có đổi sang một tên khác thay vì gọi là hoa hồng thì loài hoa ấy vẫn có một mùi hương duy nhất mà thôi

Romeo, hãy đổi họ của chàng đi.
Hãy thay đổi họ của chàng để không còn liên quan gì đến gia đình đó nữa.
Thay vào đó hãy mang ta đi.”

 

 

Bức họa Romeo và Juliet do danh họa người Anh Frank Dixie vẽ năm 1884

 

Đó là những lời độc thoại của Juliet trên ban công trong một cảnh của vở kịch Romeo và Juliet nổi tiếng. Đó là một tình huống mà Romeo bí mật tìm đến nhà Juliet và nghe lén Juliet độc thoại như vậy. Từ cuộc gặp mặt ngắn ngủi đầu tiên đến cuộc gặp lần thứ hai, hai người đã đi đến tình yêu mãnh liệt và là một câu chuyên mang đầy tính hiện thực không màng lễ nghi của quý tộc bối cảnh câu chuyện bấy giờ. Vì họ là hai người trẻ sống cách chúng ta khoảng 400 năm về trước, thời đại mà những người lớn rất hiếm nói những câu”Bây giờ tụi trẻ nó như thế” để thể hiện sự đồng tình với cuộc tình ngang trái giữa hai dòng họ có mối thù khó xóa bỏ bởi định kiến còn khá gay gắt.

 

Trong cuộc gặp định mệnh ấy, Romeo đã không mang theo trong mình bất cứ thừ gì để có thể tặng cho nàng. Và dường như Juliet cũng đã yêu chàng nên có lẽ không cần thứ gì để lấy lòng nàng nữa, nhưng nếu như giả sử tôi biết trước tình tiết câu chuyện sẽ như thế nào (Chắc chắn là chuyện không thể xảy ra nữa rồi, nhưng tôi cũng sẽ đưa vào đây dành cho những cặp Romeo và Juliet hiện đại) thì dù chỉ là một bó hồng thôi, à không dù là hơi hiếm với thời đại cách đây 400 năm nhưng một lọ nước hoa có mùi hương quyến rũ sẽ là món quà nhỏ mà tôi khuyên các chàng Romeo nên mang theo thì câu chuyện tình sẽ lãng mạn hơn rất nhiều.

 

 

Nhân tiện nói đến vấn đề này, vậy thì rốt cuộc loại nước nào mà Romeo nên mang theo để tặng cho nàng Juliet? Dù gì thì với tính khí đầy chất của kẻ trăng hoa ngông cuồng như Romeo thì tôi tò mò không biết cậu ta có sử dụng nước hoa khắp người mình để nhằm quyến rũ các cô gái hay không?

 

Ví dụ như loại nước hoa “Paul Smith Rose” này. Loại nước hoa này mang đầy chất “người đàn ông quý tộc Anh lịch lãm” được chính nhà thiết kế nổi tiếng Paul Smith làm riêng để tặng cho người vợ của ông. Xức nó lên mình cùng với bộ vest lịch lãm, sau đó mang theo đóa hồng rực rỡ và đến nhà gặp nàng Juliet và nói “Hôm nay ta đến để gặp nàng đây, hãy nhận lấy bó hồng của ta và ta mong nàng sẽ ôm nó ngủ và nghĩ đến ta”. Hoặc sử dung nước hoa “Blvgari Black” với thiết kế vỏ chai giống như vỏ bánh xe màu đen và nói rằng “Vì muốn ôm lấy nàng ta đã vượt qua bức tường kia để đến được khung cửa sổ nhà nàng, chúng ta sẽ như Hermia và Lysander (hai nhân vật có cùng hoàn cảnh như Romeo và Juliet trong vở kịch “Giấc mộng đêm hè” cũng của Shakespeare) chạy trốn vào khu rừng phía kia nhé. Nàng sẽ theo ta chứ?”

 

 

Tuy nhiên, dù gì thì Romeo phải chuẩn bị một lọ nước hoa dành tặng riêng cho Juliet. Việc này được thực hiện sau khi chàng đã đọc cho Juliet một bài thơ dài được viết nên bởi tấm lòng sâu sắc của mình. Vậy thì chúng ta hãy cùng thử tưởng tượng loại nước hoa nào mà Romeo có thể mang theo? Đầu tiên bối cảnh của vở kịch là ở Anh Quốc, nên một gương mặt trắng toát theo kiểu Anh Quốc (nếu là thời xưa thì giống như là gương mặt thời nữ hoàng Elizabeth) sẽ là một phần không thể thiếu, cùng với chút hương thơm tỏa ra từ nước hoa sẽ là một bầu không khí đặc biệt cho một cảnh tỏ tình lãng mạn. 

 

 

 

 

Những buổi trình diễn của John Galliano giống như một màn của vở kịch.

 

Loại nước hoa có thể làm hài lòng tất cả mọi người trong cảnh kịch này theo tôi là nước hoa của John Galliano “Parler-moi d’Amour”. Galliano là nhà thiết kế người Anh, người ta nói rằng show trình diễn thời trang của ông như một màn của vở kịch. Ông là chủ thương hiệu John Gallino và người chịu trách nhiệm thiết kế cho thương hiệu Dior; ông thường xuyên say xỉn và nói những lời nói khó nghe nên đã bị sa thải khỏi Dior.

 

 

Nước hoa “ Parler-moi d’Amour” của John Galliano

 

Chai nước hoa có hình dạng của bìa thư, từ xưa lá thư là phương tiện truyền tải thông điệp yêu thương cho các cặp đôi yêu nhau thay vì sử dụng tin nhắn điện thoại di động hay email như cặp đôi hiện đại ngày nay. Tên của loại nước hoa cũng ngọt ngào như hình dáng bên ngoài của nó. Đó như là một thông điệp yêu thương, lời tỏ tình dễ thương “Hãy nói anh yêu em”.

 

 

Giữa vở kịch, lời thoại của Juliet có đoạn như sau “Em có yêu anh không?” em đã biết mình sẽ trả lời “Có” từ câu hỏi ấy. Em sẽ tin lời nói ấy”. Nước hoa “Parler-moi d’Amour”  đáng yêu và có hương thơm lãng mạn như câu thoại dễ thương ấy của Juliet. Như thể sau khi đã viết xong những lời yêu thương bằng hương thơm, thì chúng được đặt vào trong lọ có hình dáng là chiếc phong thư như minh chứng cho tấm lòng chân thật và tình yêu trong sáng.

 

Tuy nhiên, những người đang yêu! Hãy nhớ kỹ: Tình yêu có mặn nồng cách mấy đi chăng nữa nhưng khi yêu xa thì nhiệt độ của những lời hứa năm nào rồi cũng nguội dần và tình cảm dần biến mất là điều thật sự có thể xảy ra. Tình yêu cũng như mùi hương, cũng hão huyền và vô thực như một giấc mơ đêm hè mà thôi. Giống như mùi hương bị tan biến vào không khí không còn chút dấu vết.

 

Hãy dựa vào mùi hương để thử suy nghĩ về điều đó. Nó như một cảnh náo nhiệt trong vở hài kịch của Shakespeare “Giấc mộng đêm hè”, những nàng tiên xuất hiện và như làm bạn mê muội trong tình yêu, họ dẫn bạn đi qua những cánh rừng tuyệt đẹp vào một buổi đêm hè lãng mạn. Rất nhiều mùi hương hòa quyện lại với nhau trong khung cảnh đó, nhưng hương thơm nơi cổ tay dù trải qua một đêm dài và tất cả có biến mất đi chăng nữa thì mùi hương vẫn ở lại một cách mơ hồ. Như một giấc mơ xám mờ sương, một sớm mai chạng vạng thức dậy, kí ức mơ hồ giữa thực và ảo. 

 

 

Bức họa “Titania and Bottom” của Heinrich Füssli, một danh họa tại Anh Quốc. Là một cảnh trong vở hài kịch “Giấc mộng đêm hè” miêu tả lại tình yêu từ ánh mắt. Nữ hoàng của những nàng tiên sau khi thức dậy đã gặp ngay Bottom - người đàn ông trông thật buồn cười với cái đầu lừa và yêu ngay anh ta.
 

 

Nội dung bài viết trên Cafestyle thuộc sở hữu của công ty HansaeYes24 Vina Co,.Ltd 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích