Nỗi sợ của con trẻ khi 9 tháng ở trong bụng mẹ
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Mỗi một tháng trôi qua lại đánh dấu bước phát triển mới của thai nhi. Trong mỗi tháng ấy, các mẹ bầu có biết thai nhi sợ nhất nhất điều gì không?
Mỗi một tháng trôi qua lại đánh dấu bước phát triển mới của thai nhi. Trong mỗi tháng ấy, các mẹ bầu có biết thai nhi sợ nhất nhất điều gì không?
1. Tháng đầu tiên trứng thụ tinh: Sợ nóng
Mang thai tháng đầu tiên các bà mẹ cần chú ý trứng thụ tinh rất sợ nóng.
Lúc này, bà bầu đặc biệt chú ý rời xa môi trường nhiệt độ cao, ví dụ như bồn tắm nước nóng, phòng sauna xông hơi, đồng thời tránh bị sốt cao nếu không dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh của thai nhi.
Tháng thứ 2: Sợ thuốc
Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.
Bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không hiểu rõ thành phần của nó.
Tháng thứ 3: Sợ thuốc lá, rượu
Trong tháng thứ 3 này trẻ đã có nhịp tim, bắt đầu phát triển nhanh. Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ.
Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu...
Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Tháng thứ 4: Sợ tiếng ồn quá lớn
Đến tháng thứ 4, thai nhi có thể nghe được nhịp tim của mẹ và âm thanh bên ngoài, có thể cho trẻ nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong giai đoạn này các bé vô cùng sợ các tiếng ồn.
Khi mang thai, tốt nhất là thai phụ nên rời khỏi môi trường tiếng ồn, lắng nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm cũng như trò chuyện từ tốn và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Khi mang thai, tốt nhất là thai phụ nên rời khỏi môi trường tiếng ồn, lắng nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm cũng như trò chuyện từ tốn và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Tháng thứ 5: Sợ dinh dưỡng không đủ
Đến tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có những “động tác nhỏ”, bắt đầu mọc lông. Bà bầu nên tăng thêm khoảng 300kl trong các bữa ăn thường ngày, nếu lo lắng mình tăng cân quá nhiều có thể tư vấn ý kiển của bác sỹ.
Tháng thứ 6: Sợ tia bức xạ
Đến tháng này đặc trưng trên khuôn mặt của trẻ đã cơ bản hình thành, trẻ còn có thể đưa ra phản ứng với những âm thanh ồn ào bên ngoài, bụng của bà bầu đã hiện to rõ rệt Lúc này, các bà bầu hãy cẩn thận với các tia bức xạ xung quanh mình, ví dụ chụp X quang, màn hình máy tính… có thể làm bà bầu sẩy thai hoặc thai nhi dị tật, trí não phát triển chậm.
Tháng thứ 7: Thai nhi sợ mẹ căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
Vào tháng thứ 7, thai nhi đã có thể mở mắt trong một quãng thời gian ngắn, cũng có thể hoạt bát, thường xuyên động tay động chân. Lúc này nỗi sợ lớn nhất của thai nhi là người mẹ căng thẳng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Khi cần thiết có thể trải qua các điều trị y tế hay tới bác sỹ tâm thần để trao đổi về tình trạng của mình.
Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ mệt mỏi
Bà mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.
Nếu mẹ bị bệnh nên tích cực điều trị y tế, giảm sự xuất hiện các biến chứng khác nhau và đừng quên chăm sóc tốt cho cơ thể và tinh thần của mình.
Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng
Tháng này thai nhi đang cảm nhận những thời khắc có ý nghĩa, tốt đẹp sau cùng trong cơ thể mẹ, vì vậy các bà bầu không được lo lắng, nôn nóng việc sinh sớm, sinh muộn mà nên an tâm chờ đợi sinh mạng mới ra đời.
Ngoài ra trong tháng thứ 9, các mẹ bầu cũng không nên làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quãng đường dài khiến cho mẹ bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non. Khi đi du lịch ngắn ngày nên chú ý di chuyển, tránh ngồi một tư thế không đổi trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém.
Ngoài ra trong tháng thứ 9, các mẹ bầu cũng không nên làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quãng đường dài khiến cho mẹ bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non. Khi đi du lịch ngắn ngày nên chú ý di chuyển, tránh ngồi một tư thế không đổi trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >