Nỗi đau chiến tranh trong "Chú bé mang Pyjama sọc"

22:11 29/08/2021

Không viết nên những cái chết đau thương và đẫm máu trong các cuộc chiến tranh, nhưng chính phần kết khốc liệt cuối truyện khiến cho người đọc không khỏi rùng mình xa xót.

Share social

Ngay từ những chương đầu, người đọc đã dễ dàng nhận ra cuốn sách nói về Đức Quốc Xã. Nhưng không có những chuyện kinh khủng như: bắt bớ hay quá nhiều cảnh tượng về các trại tập trung, vì câu chuyện được kể từ điểm nhìn của Bruno – một cậu bé chín tuổi, con một sĩ quan làm việc cho Đức Quốc Xã. Tiết tấu truyện không nhanh, không dồn dập, không gay cấn: đó đơn giản chỉ là chuyện Bruno buồn chán ra sao và không thể hiểu nổi tại sao mình lại phải chuyển nhà từ Berlin tới ở một nơi chán ngắt, xám xịt và lạnh lẽo như thế nào. Đó là chuyện Bruno nhớ Berlin, nhớ “ngôi nhà của cậu, những con phố xung quanh đó, những chiếc bàn nơi mọi người ngồi uống loại nước có bọt và kể cho nhau nghe bao nhiêu chuyện cười”, chuyện Bruno tìm đủ thứ việc để tự làm mình khuây khoả ở chỗ ở mới buồn tẻ.

 

Đọc những trang đầu tiên, tôi mơ màng nghĩ về cuộc sống nơi châu Âu hoa lệ, với những con đường lát đá vang tiếng trẻ con nô đùa, với những cỗ xe ngựa, những tòa nhà xa hoa, lộng lẫy. Tác phẩm không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật nên tính cách của Bruno không có gì đặc biệt, hình mẫu của những đứa trẻ châu Âu.

 

Nhưng chính câu chuyện của Bruno và những điều diễn ra xung quanh cuộc sống của cậu đã thu hút đọc giả. Cậu bé bắt đầu một chuyến thám hiểm để dứt mình khỏi buồn chán. Cậu đi xa dần khỏi ngôi nhà mới kinh khủng, tiến về hướng mà cậu được dặn nhiều lần là phải tránh xa. Cậu đi dọc theo những hàng rào dây kẽm gai mà không hề biết rằng mình đang tiến gần đến một nơi còn kinh khủng hơn gấp nhiều lần ngôi nhà mới của cậu.

 

Nỗi đau chiến tranh trong "Chú bé mang Pyjama sọc"

 

Hình ảnh nhiều gợi mở trong quyển sách đã được chuyển tải thành phim năm 2008

 

Chuyến thám hiểm giúp Bruno gặp được một cậu bé ở bên kia hàng rào dây kẽm gai, người sẽ trở thành người bạn duy nhất của cậu ở chỗ ở mới. Từ sau lần thám hiểm đó, mỗi chiều Bruno đều lén mọi người đến gặp người bạn mới, hai cậu bé trò chuyện với nhau, hàng rào vẫn như một bức tường kiên cố chắn giữa hai cậu bé. Thời gian dần trôi qua và Bruno - một đứa trẻ nhận ra mình đã quên mất khuôn mặt của những người bạn cũ ở Berlin, và cảm thấy rằng cậu bé ở bên kia hàng rào thực sự là người bạn mà Bruno quý mến nhất trên đời.

 

Với “ chú bé mang pijama sọc” nhiều chương truyện được kể theo lối rất giản dị, mộc mạc, nhưng chính giọng kể có vẻ đều đều đó lại khiến người đọc muốn khám phá tiếp, chờ đợi 1 điều gì đó mới mẻ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ câu chuyện đều như vậy, cao trào được đẩy lên ở những chương cuối cùng.

 

Nỗi đau chiến tranh trong "Chú bé mang Pyjama sọc"

 

Nỗi đau chiến tranh trong "Chú bé mang Pyjama sọc"

 

Thế giới xung quanh khốc liệt đối lập với  tâm hồn trẻ thơ của Bruno

 

Một quyển sách, khiến bạn phải chuyển mình trong những cuộc hành trình từ đầu đến những trang gần cuối, rồi đột ngột xiết lấy bạn, tạt một gáo nước lạnh đầy bi kịch vào mặt bạn. Một quyển sách nói về trẻ em có một cái kết tàn bạo, có thể làm bạn điêu đứng, khóc lóc, bần thần. Tưởng chừng viết về chiến tranh, không đau thương, không chết chóc sẽ không gây ra cảm giác mất mác nhưng đoạn kết đã khiến đọc giả phải xót xa khi chính chú bé và người bạn của mình có một kết cục không ai mong muốn.

 

Đế tránh làm hỏng cảm xúc của bạn, tôi sẽ không nói kết thúc của quyển sách như thế nào. Nhưng tôi có thể nói với bạn rằng, đây là 1 quyển sách thấm đẫm tình người, chua cay một cách rất nhẹ nhàng, nhưng cũng không kém phần tàn bạo và… rất đáng để đọc.

 

Nỗi đau chiến tranh trong "Chú bé mang Pyjama sọc"

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan