Những món ngâm ngày Tết

22:11 29/08/2021

Ngày Tết, ngoài những món gần như nhà nào cũng có là thịt kho hột vịt, giò chả, bánh chưng bánh tét… thì không thể không kể đến những món ngâm ăn dần. Do Tết là thời điểm mà hầu như nhà nhà không đi chợ nên thức ăn dự trữ trong nhà càng nhiều càng tốt.

Những món ngâm ngày tết

 

 

 

Ngày Tết, ngoài những món gần như nhà nào cũng có là thịt kho hột vịt, giò chả, bánh chưng bánh tét… thì không thể không kể đến những món ngâm ăn dần. Do Tết là thời điểm mà hầu như nhà nhà không đi chợ nên thức ăn dự trữ trong nhà càng nhiều càng tốt. Các món ngâm ngoài có thể trữ được lâu, còn có tác dụng “chống ngán” trong những ngày thịt cá ê hề.

 

Món ngâm ăn ngày Tết kiểu Việt có thể chia làm hai loại, một là ngâm chua, hai là ngâm nước mắm. Kiểu thì giúp món ăn có vị chua dễ ghiền, đỡ ngán. Kiểu thì khiến món thêm đậm đà, bắt cơm. Hãy cùng điểm qua một số món nhé

 

Củ kiệu, củ hành ngâm chua

 

Hai món này thì hết sức truyền thống rồi, hầu như nhà nào cũng “thủ” sẵn một hũ để ăn dần. Có thể dùng kèm thịt kho, ăn với tôm khô, bánh chưng, bánh tét. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món này vì cái mùi cay nồng hăng hắc của nó. Hơn nữa, nếu ăn nhiều, sẽ nóng trong người. Tuy nhiên, hễ đã ghiền thì kiểu gì cũng phải có và đặc biệt, chỉ tết mới có thể thưởng thức mà thôi.

 

 

Dưa cải

 

Quê tôi trước đây, ngày tết, hình như nhà nào cũng làm một hũ dưa cải to thật. Loại cải làm dưa là cải tòa soại, bẹ to và cay hăng hắc. Trước khi làm dưa, người ta phơi cải cho héo rồi rửa sạch, sau đó trụng từng cây cải trong nước sôi rồi vớt ra ngay. Người miền Nam ngâm cải bằng nước hèm (bã rượu), cải sẽ mau chua và có mùi thơm hơn nhiều so với việc chỉ ngâm muối. Cải ngâm lâu có thể nổi váng trắng trên mặt nhưng chỉ cần xua lớp váng đi, lấy cải lên vắt, rửa sạch rồi trộn đường vừa ăn là xong. Cải này thì chấm thịt heo kho tàu là vô cùng đúng điệu.

 

 

Dưa muống

 

Thật ra, làm dưa muống có vẻ hơi tốn công một chút nhưng có ăn rồi mới thấy thật xứng công. Rau muống nhặt sạch hết lá, cắt khúc rồi trụng trong nước sôi bùng cho héo nhưng rau vẫn giữ được màu xanh. Sau đó, ngâm rau vào nước đá lạnh để rau được giòn. Pha nước ngâm gồm giấm, đường, ít muối, tí xíu nước mắm, nếm có vị chua ngọt, hơi mẳn mẳn là được. Cho rau vào hũ và đổ nước ngâm cho ngập, gài lại thật chặt, trong 1 ngày là có thể dùng được. Giữ đưa trong tủ lạnh sẽ lâu hư và giòn hơn.

 

 

Lỗ tai heo ngâm giấm

 

Đây là món khoái khẩu để nhâm nhi và cũng là món mà chị em ưa thích. Lỗ tai heo mua về, chỉ cần làm sạch, luộc chín rồi ngâm trong hỗn hợp giấm, đường, nước mắm, tỏi ớt tùy theo sở thích, cho vào hũ, để vài ba hôm là có thể dùng được. Khi ăn, cứ lấy lỗ tai ra thái mỏng, có thể ăn không hoặc kèm với bánh tráng, cuốn như gỏi cuốn cũng ngon.

 

 

Ba rọi ngâm nước mắm

 

Thêm một món ăn hết sức độc đáo nữa. Thay vì ngâm chua, thịt ngâm nước mắm lâu ngày thấm dần, ăn vừa thơm, vừa đậm đà, lại trữ được lâu. Hoặc nếu không dùng thịt heo thì dùng bắp bò, kiểu gì cũng ngon. Hôm nào bỗng dưng ngán thảy mọi món, xới chén cơm trắng, ăn kèm lát thịt, cắn thêm miếng ớt tươi, bảo đảm cơn thèm ăn sẽ trở lại.

 

 

Ngoài những món ăn trên thì ngày tết cũng cần hũ cóc, xoài non hay sấu ngâm để ăn chơi, khách đến nhà thì mang ra mời như một cách đổi vị.

 

Tóm lại, món ngâm làm kiểu nào thì cũng chỉ ngon miệng mà thôi

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích