Những chân dung sống động trên phim ảnh
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Một số người trên Trái Đất này có năng lực rất đặc biệt. Khi ở gần họ, bạn sẽ cảm nhận được từ trong cá tính hay câu chuyện của mỗi người một thứ vô cùng mạnh mẽ, có khi đó là một nguồn năng lượng...
Một số người trên Trái Đất này có năng lực rất đặc biệt. Khi ở gần họ, bạn sẽ cảm nhận được từ trong cá tính hay câu chuyện của mỗi người một thứ vô cùng mạnh mẽ, có khi đó là một nguồn năng lượng sôi nổi, có khi đó là một niềm cảm hứng mới, một niềm tin huyễn hoặc nhưng to lớn, một ước mơ điên rồ nhưng chá bỏng,… Gặp được, tiếp xúc được với những người đặc biệt đó là một thứ lương duyên trong đời mỗi người. Bằng lao động nghệ thuật, các nhà làm phim đã kéo dài mối lương duyên đó để bạn như được nhìn tận mắt, nghe tận tai và tiếp xúc bằng cả trái tim với những con người đặc biệt nhất ở cách bạn hàng ngàn cây số hoặc cả một thế kỷ với dòng phim chân dung nhân vật có thật.
Bộ phim Catch Me If You Can (2002) là bộ phim tái hiện lại cuộc đời độc đáo của Frank William Abagnale (Leonardo Dicaprio) – một nhân vật được mệnh dnah là siêu lừa đảo trẻ tuổi nhất nước Mỹ. Tài chính gia đình kiệt quệ và bức bối sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cậu bé Frank lao vào cuộc đời như một cuộc thám hiểm, như một hành trình tìm kiếm lối thoát. Thừa hưởng sữ ranh mãnh của bố cùng tư tưởng làm giàu bằng nguyên lý “con chuột sa hũ bơ”, từ năm 17 tuổi và trong vòng 3 năm, Frank đã đút túi mình 4 triệu dollar bằng chi phiếu giả từ các ngân hàng khắp 50 bang của nước Mỹ và 26 quốc gia trên thế giới. Sở hữu sự thông minh, lém lỉnh hơn người, óc quan sát tài tình và khả năng bắt chước, khả năng ứng biến linh hoạt, Frank sống với rất nhiều vai diễn mỗi ngày. Có khi Frank giả danh thành phi công phụ lái của hãng hàng không PanAm để bay chùa hơn hai triệu dặm, có khi là bác sĩ trưởng khoa nhi bệnh viện Georgia, có khi lại là trợ lý công tố viên bang Loisiana,… Ấy vậy mà khoảnh khắc Frank chạy thoát được sự truy lùng của FBI, chạy đến nấp sau ô cửa kính và nhìn mẹ mình quây quần với gia đình mới trong đêm Giáng Sinh, dường như chẳng còn tên lừa đảo bịp bợm nào ở đó ngoài một cậu bé 18 tuổi đáng thương, vẫy vùng trong cái lạnh thấy sương của đêm sum vầy đầy cô đơn, tuyệt vọng. Rồi người xem chợt hiểu ra, dù cho chúng ta có thể trở thành ai, có được những gì, được là chính mình và có được hạnh phúc chân thật mới là điều quý giá nhất.
Thế nhưng không phải Frank chỉ trơ trọi một mình trên đời, Frank còn có một người luôn nghĩ đến anh, nói đúng hơn là luôn tìm cách bắt giam anh: Carl Hanrathy (Tom Hanks) – một nhân viên FBI của bộ phận phòng chống lừa đảo ngân hàng. Đạo diễn Steven Speilberg đã rất khéo léo khi khắc họa bộ đôi này. Hết lần này đến lần khác, Carl suýt bắt được Frank rồi lại để vuột mất cậu như một vòng tròn rượt đuổi “mèo vờn chuột”. Vừa là kè thù, vừa là người tri kỉ hiểu hết mọi tính tình, chiêu trò, có lúc căng thẳng cũng có lúc bỡn cợt, Frank và Carl vừa truy đuổi nhau vừa dần trở nên thân thiết nhau. Frank cuối cùng cũng bị bắt và chịu kết án 12 năm tù về nhiều tội danh gải mạo. Tuy nhiên, nhờ tài năng của mình, Frank được FBI trọng dụng. Cậu được mãn hạn tù với điều kiện cam kết phối hợp với các nhà chức trách liên bang điều tra tội phạm lừa đảo. Sau này Frank được coi là người đi tiên phong trong lĩnh vực tội phạm tài chính trên thế giới và trở thành bạn thân của Carl cho đến tận ngày nay.
Nữ văn sĩ nổi tiếng P.L Travers, tác giả của cuốn sách Mary Poppins qua diễn xuất của diễn viên tài ba Emma Thompson có thể nói là nhân vật phức tạp nhất của dòng phim chân dung, tiểu sử trong bộ phim Saving Mr. Banks (2013). Khác với những phim chân dung khác thường kể lại câu chuyện cuộc đời của nhân vật từ khi còn bé, Saving Mr. Banks bắt đầu khi nữ văn sĩ đã đạt được thành công cho mình và được nhà làm phim vĩ đại Walt Disney (Tom Hanks) mời đến Los Angeles để cùng bàn bạc thực hiện bộ phim chuyển thể Mary Poppins sau khi Walt thuyết phục bà suốt 20 năm. Phải, chính xác là cả quãng thời gian 20 năm đằng đẵng và kiên trì bởi Travers là một nữ văn sĩ mà không ai dễ dàng làm bà hài lòng. Trái ngược với một Walt Disney vui tươi và mơ mộng, P.L. Travers lại có phần kỳ quặc, cổ quái, khắc nghiệt trong từng câu nói thẳng làm người khác phiền lòng, thái độ kiên quyết phản đối với mọi thứ và chi li, chính xác đến mức cực đoan.
Tuy nhiên, Travers chẳng còn cơ hội làm người ta ghét lâu hơn nữa vì Walt Disney lại là một đối tác tinh tế và đầy cảm thông. Bằng sự bao dung của mình, Walt từng bước mở khóa từng lớp kẽm gai mà Travers tự dựng lên để bảo vệ mình. Trong quá trình thương thảo, nhìn lại quyển sách và đọc to nó lên, những hồi tưởng về quá khứ, về tuổi thơ vừa thơ mộng vừa u buồn, dù nghèo khó nhưng giàu suy tư ùa về trước mắt Travers. Đó là nước Úc đầu thế kỷ 20 có người cha đạo mạo và mơ mộng, bị chính tình yêu to lớn và kì vọng dành cho cô con gái nhỏ giày xéo bản thân khi chẳng thể cho con thật nhiều thứ vì nợ nần phải bỏ xứ ra đi. Đó còn là cô bé con thơ ngây ngày nào vẫn nối gót, chạy lon ton theo cha, yêu thương và tôn sùng cha dù cho người ấy là ai, thành công hay thất bại, được tán dương hay dè bỉu ngoài xã hội. Tình cảm cha con và bên cạnh đó là thái độ làm việc tâm huyết, hết lòng với sản phẩm tạo nên sự nghiệp lớn của hai bậc thầy, hai tâm hồn, hai tài năng của nhân loại là Walt Disney và P.L. Traves thực sự là một câu chuyện xúc động và kì diệu đủ sức giúp ta tìm thấy niềm hứng khởi cho công việc của mình.
Năm 2010, bộ phim The King’s Speech ra đời và thu hút khán giả khắp thế giới khi mở cửa cung điện Buckingham tráng lệ và hé lộ chân dung của vua George VI (Colin Firth thủ vai) của nước Anh. Ấy vậy mà khác với những gì người ta tưởng tượng, đạo diễn Tom Hooper chẳng hề khai thác hình tượng nhà vua trong cảm hứng huyền thoại với những chiến công, cũng không tô hồng hình tượng của ngài như một pho tượng hay diễn giải theo cái nhìn hồ sơ tài liệu, vua George VI hiện ra trong phim lại rất gần, rất thật trong giai đoạn ngài còn là hoàng tử Albert với một tật xấu, một nỗi khổ tâm của mình: tật nói lắp.
Có thể nói rằng đạo diễm Tom Hooper đã rất thông minh khi tiếp cận nhà vua từ một góc nhìn từ thế giới đời thường là một điểm yếu của ngài. Chẳng ai sinh ra là hoàn hảo và nhà vua cũng vậy. Khi Albert lặng lẽ bước xuống bục phát biểu sau bài diễn văn bế mạc Triển lãm Hoàng Gia Anh của mình ở đầu phim, khi cả khán đài chẳng ai nghe được một câu tròn vành rõ chữ, một lần nữa ta nhìn thấy rằng đôi lúc sự thất vọng còn đáng sợ hơn bản thân của nỗi đau, nhất là khi sự thất vọng bắt nguồn từ sự kỳ vọng quá lớn. Albert đến gần người xem hơn với nỗi buồn từ khuyết điểm của mình khi bị tước đi nhiều quyền lợi, bị vua cha chế nhạo, rơi vào tình trạng rụt rè trước đám đông và ngài cũng trở nên đáng mến hơn trong nỗ lực khắc phục khuyết điểm đó bằng mọi cách: hút thuốc để thông cổ, ngậm bảy viên bi đã khử trùng trong miệng,... Mọi thứ đều rơi vào vô vọng mãi cho đến khi Albert được vợ mình giới thiệu cho bác sĩ Lionel Logue (Geoffrey Rush) với những cách trị liệu lạ lẫm của ông. Hành trình Albert trị liệu cùng Lionel, có thể nói cũng là hành trình mà một hoàng tử trưởng thành để bước lên ngôi vị quân vương. Trong quá trình đó, Albert học cách đối diện với vấn đề của mình một cách dũng cảm hơn, bản lĩnh hơn, học cách dẹp bỏ cả lòng tự ái, uy quyền hay thói quen được cung phụng của bậc quân vương để giao tiếp, học hỏi từ Lionel, như đang giao tiếp, học hỏi từ chính những thần dân luôn đáng được đối xử tôn trọng và công bằng của mình. Trong quá trình trị liệu đó, Albert bị đẩy vào nhiều tình huống căng thẳng khi đột ngột trở thành vua nhờ được anh trai mình nhường ngôi và bước vào vị thế lãnh đạo cả đất nước chống phát xít trước thềm Chiến tranh thế giới II. Bài phát biểu của vua George VI tại điện Buckingham – một bài diễn văn không những được vua đọc vô cùng trôi chảy, mạch lạch, khúc chiết mà còn là một bài diễn văn chan chứa những những trăn trở, hoài vọng, cho thấy được tầm vóc, phong thái của một bậc quân vương vĩ đại đủ mạnh mẽ, đủ trí tuệ và đủ lòng bao dung để hiệu triệu cả dân tộc cùng nhau thời khắc hiểm nguy. Vua George VI đã trở thành minh chứng dễ thấy nhất về câu châm ngôn “Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng hiển hách nhất!” và có lẽ nhờ vào sức mạnh lan tỏa đó, The King’s Speech đã xuất sắc giành được 4 giải thưởng Oscar quan trọng (Phim hay nhất, đạo diễn, kịch bản, nam diễn viên xuất sắc nhất).
Sản phẩm liên quan
Thông tin mua sắm hữu ích
-
Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
Được thành lập từ năm 2021, là một doanh nghiệp phần mềm còn khá non... Xem thêm >
-
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào... Xem thêm >
-
4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Bạn nên duy trì những thói quen sau đây vào buổi tối một cách thường... Xem thêm >
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >
-
Những mẫu quần jean sành điệu khiến mọi cô nàng yêu thích
Nếu các bạn đã nhàm chán với những chiếc quần jean trơn đơn điệu, và... Xem thêm >
-
Lông mày dày và rậm nhờ những nguyên liệu rẻ tiền
Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình đôi lông mày dày và dài tự... Xem thêm >
-
Xu hướng trang điểm hot nhất năm 2020(Phần 1).
Nếu bạn là một tín đồ trang điểm thì việc cập nhật xu hướng trang điểm... Xem thêm >