Một vài lưu ý khi decor phòng ăn giúp không gian sống hoàn hảo hơn

22:11 29/08/2021

Trong văn hóa gia đình Việt Nam thì phòng ăn là nơi gia đình gặp gỡ, họp mặt và trò chuyện sau một ngày dài làm việc, học tập bên ngoài.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giây phút được quây quần cùng các thành viên trong gia đình ăn tối là lúc khiến con người ta cảm thấy hạnh phúc nhất.  Đây không chỉ là không gian ăn uống mà còn là nơi gắn kết các mối quan hệ trong gia đình. Phòng ăn luôn là một khu vực quan trọng bậc nhất trong không gian sống. Thật sự vậy, nơi đây luôn là không gian khiến mỗi chúng ta phải đắn đo trăm bề và đặt nhiều mối bận tâm mỗi khi lên ý tưởng decor.
 

1. Lưu ý diện tích và ánh sáng phòng ăn

 

Đa số hiện nay, khi thiết kế bếp thì đều có phòng ăn nhỏ gắn liền với không gian của bếp nấu. Chức năng của phòng ăn ngoài là nơi để cả gia đình ăn uống, sạch sẽ, thoáng, ấm cúng thì cũng đòi hỏi yếu tố gần gũi, thân thiết, sang trọng như một cách để tỏ lòng mến khách đến với gia đình sử dụng những bữa cơm thân mật. Vì thế mà thiết kế phòng ăn phải có tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng của nó thể hiện ở không gian, cửa sổ cùng chất liệu hoàn thiện và chất lượng vật liệu để mang đến một không gian hoàn hảo. Diện tích tối thiểu cho phòng ăn khoảng 5m2, đủ để có không gian đi lại và bộ bàn ăn.
 




Ánh sáng ở bàn ăn, phòng ăn cực kì cần thiết, nên sử dụng loại đèn kiểu cách hoặc dùng bóng đèn dây tóc cho ánh sáng vàng (nên chiếu theo kiểu đèn ánh sáng gián tiếp).
 

2. Chọn bàn ăn tiết kiệm không gian - đơn giản, hiện đại

 

Là tâm điểm của căn phòng ăn, bộ bàn ăn gia đình có tầm ảnh hưởng khá nhiều đến không gian cả căn phòng. Không gian nội thất quyết định hoàn toàn đến sự thoải mái của chủ nhà. Lựa chọn nội thất tinh tế sẽ mang đến sự thư giãn khi bạn trở về nhà. Một bộ bàn ăn đẹp cũng sẽ làm bữa cơm gia đình trở nên ấm cúng.
 

 

 




Các mẫu bàn ăn hiện nay thường dựa trên những thiết kế hình học cơ bản, được phát triển theo phong cách hiện đại : đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn toát lên phong cách lịch sự, không gian gần gũi. Vị trí bàn ăn không nên đặt gần nhà vệ sinh hay những khu vực không thiện cảm. Cần phải chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi. Đây cũng là những lưu ý khi thiết kế bếp đẹp rất khoa học cần áp dụng trong nhiều công trình nhà ở dân dụng.
 

 3. Cần lưu ý đến tính kết nối giữa phòng bếp và phòng ăn

 

Căn bếp giống như nơi người phụ nữ của gia đình trổ tài nghệ thuật, mang đến những bữa cơm ấm áp cho những người thân yêu.  Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp. Như đã nói ở trên, siện tích tối thiểu cho phòng ăn khoảng 5m2, đủ để có không gian đi lại và bộ bàn ăn. Nếu tính cả bếp nấu thì diện tích tối thiểu của 2 khu vực có thể từ 12m2 trở lên.
 



 Đặc biệt, lưu ý đến chiều cao của các thành viên trong gia đình. Tủ bếp trên khi lắp đặt cần cao hơn người có chiều cao nhất trong ngôi nhà. Có nhiều cách bố trí các đồ đạc trong phòng bếp khác nhau, tùy thuộc vào thói quen của người đứng bếp. Miễn là đẹp và gọn gàng, không gây mất an toàn hoặc vướng víu trong quá trình nấu ăn và dọn dẹp trong gia đình là được nhé.

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích