Mel Gibson và những ngày cuối cùng của chúa

22:11 29/08/2021

Thế giới đã chứng kiến một diễn viên Mel Gibson hòa hoa mà tài năng thì lại "sốc" với đạo diễn Mel Gibson với bộ phim " Những ngày cuối cùng của Chúa" (Passion of the Christ), một bộ phim giành thắng lợi bằng cách phá vỡ nguyên tắc vàng của Hollywood...

 

MEL GIBSON VÀ ...


...NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHÚA
 

Thế giới đã chứng kiến một diễn viên Mel Gibson hào hoa mà tài năng thì lại “sốc” với đạo diễn Mel Gibson với bộ phim  “Những ngày cuối cùng của Chúa” (Passion of the Christ), một bộ phim giành thắng lợi bằng cách phá vỡ mọi nguyên tắc vàng của Hollywood.

 

 


 
  
Mel Gibson sinh ngày 3/1/1956 tại New York, Mỹ nhưng từ năm 1968, gia đình anh chuyển đến sống tại New South Wales, Australia sau một tai nạn lao động của bố anh – một công nhân làm trong nhà ga xe lửa.


Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Mel Gibson học tại Viện Kịch Nghệ (NIDA) tại Sydnet. Như hầu hết các sinh viên tại viện kịch, Mel được đào tạo để trở thành diễn viên sân khấu chứ không phải các vai diễn trên màn ảnh.


George Miller là người có công nhìn ra tài năng của Mel Gibson và đã đề nghị anh vào vai chính của phim hành động Mad Max năm 1979. Bộ phim được phát hành rộng rãi ra nước ngoài và trở thành bộ phim thành công nhất về thương mại trong lịch sử điện ảnh Australia, góp phần đưa tên tuổi Mel Gibson ra thế giới.

 

 

 

Mãi đến năm 1984,  Mel Gibson gia nhập “ngôi nhà” Hollywood với bộ phim The Bounty. Tiếp theo đó là một chuỗi những bộ phim nổi tiếng khác như Mrs Soffel, Lethal Weapon, Maverick, Forever Young và đặc biệt là Braveheart.

 

Braveheart do chính Mel Gibson làm đạo diễn kiêm diễn viên chính giành được hai giải Oscar dành cho Đạo diễn xuất sắc và Phim có hình ảnh đẹp. Bộ phim này giúp Mel giành thêm giải Quả cầu vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc vào năm 1996. 

 

Điều thú vị là khi làm bộ phim này, ban đầu Mel Gibson từ chối vai diễn vì tự cho mình quá già cho vai William Wallace và đề nghị chỉ làm đạo diễn. Nhưng các nhà làm phim nhất định chỉ chịu ký hợp đồng cho anh làm đạo diễn với điều kiện anh vào vai William Wallace, và thế là hình ảnh chàng dũng sĩ với mái tóc dài lãng tử của Mel Gibson làm rung động bao trái tim cô gái trẻ. 

 

 

 


 

 

Năm 1997 Mel Gibson được tạp chí Empire bình chọn là một trong số 100 ngôi sao điện ảnh mọi thời đại. Hai năm trước đó anh là một trong 100 ngôi sao quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh cũng do tạp chí này bình chọn. Nhưng nhắc đến Mel Gibson là phải nhắc đến dấu ấn vô tiền khoáng hậu mà ông để lại trong lịch sử của Hollywood, bộ phim Passion of the Christ.
Phim kể về những ngày tháng cuối cùng của Chúa khi bị tông đồ thứ 13 của mình phản bội và phải chịu những cực hình man rợ cho đến khi bị đóng đinh vào thánh giá. Phim đạt doanh thu 210 triệu USD kéo theo “một cuộc chiến” gay gắt trên báo chí và các diễn đàn trong suốt một thời gian dài. Nhưng doanh thu chỉ là thứ yếu, cái mà phim của Mel Gibson trở thành một hiện tượng bởi ông dám phá bỏ 10 nguyên tắc vàng của Hollywood.

 

 

1. Sử dụng tiền của người khác để thực hiện bộ phim của mình.

Hollywood luôn coi những người dùng tiền của chính mình để làm phim là ngu ngốc. Trong trường hợp của Passion of the Christ, không một nhà đầu tư nào ở Hollywood dám bỏ tiền vào bộ phim này, và thế là Mel Gibson tự bỏ tiền túi ra. Thực tế, những gì nó mang lại cho ông lớn hơn rất nhiều so với con số 30 triệu USD bỏ ra ban đầu.


2. Hãy để cho khán giản nhớ tới phim bằng cách chiếu những đoạn phim ngắn của nó bằng các phương tiện truyền thông.

Mel Gibson ngược lại cho rằng với phim của ông, việc chiếu trước các đoạn phim ngắn là vô dụng thậm chí mất đi hiệu quả của phim. Thay vào đó, ông tạo nên sự tranh cãi và những thông tin khiến nhiều lời đồn đại xuất hiện, gây nên cơn tò mò cực độ ở công chúng. Càng ít người biết đến nội dung phim, càng nhiều lời bàn tán, càng nhiều bí ẩn khán giả lại càng muốn xem phim. Thay vì những bài báo bình luận, Mel đánh bóng phim mình bằng những lời tranh cãi và những bí mật về nội dung được ông giữ đến phút chót.


3. Sử dụng các quảng cáo trên báo, đài và truyền thông làm tiếp thị chính cho bộ phim.

Mel thậm chí không bỏ tiền ra quảng cáo trên tivi, ngược lại, ông mang thông tin trực tiếp đến các giáo hội công giáo, quảng bá nó tại những nhà thờ và từ đó khiến những bí ẩn về nội dung phim được xi xầm trong khắp các cộng đồng. 

 


 
4. Khéo léo đối xử trong những bữa tiệc chiêu đãi cho báo giới bởi nó là cách quảng cáo hay nhất.

Mel Gibson tổ chức rất nhiều buổi tiệc chiêu đãi cho giới truyền thông, nhưng thay vì tập trung vào việc phỏng vấn các ngôi sao của bộ phim, ông tận dụng những phản ứng nhất định từ báo giới, tiếp tục lập lờ để giăng thêm màn bí ẩn lên chính bộ phim.

 


 
5. Mời những ngôi sao nổi tiếng đóng phim.

Jim Caviezel, diễn viên chính của phim thậm chí trước đó chẳng ai biết tên. Mel có thể tự thân đóng vai Chúa vì bản thân ông cũng là một ngôi sao nổi tiếng, nhưng Mel cho rằng, các ngôi sao sẽ làm khán giả mãi mê nhìn theo thần tượng mà xao lãng nội dung của phim, hơn nữa cát-sê cho ngôi sao là rất tốn kém.


6. Tránh những điều như xếp loại R (khuyến cáo phụ huynh hạn chế, chứ không cấm trẻ em dưới 17 tuổi vào xem), phim có phụ đề, sử dụng ngôn ngữ lạ, máu me và bạo lực, bởi điều đó hạn chết số lượng khán giả vào xem.

Mel ngược lại đánh mạnh vào nội dung để được xếp loại R, những cảnh quay bạo lực đã thu hút đông đảo giới thanh niên và người lớn đến xem. Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ đề và ngôn ngữ lạ (ngôn ngữ cổ) khiến phim giữ được tính lịch sử và giá trị nghệ thuật của nó càng khiến phim nổi tiếng. Tuy xếp loại R, nhưng phụ huynh là con chiên ngoan đạo thì việc dắt con cái vào xem là bình thường, vì với họ, máu đó là máu của Chúa đổ vì nhân sinh.

 


 
7. Trình chiếu phim tại những liên hoan phim để có những lời đánh giá tốt từ các hãng phim độc lập.

Mel khôn khéo tránh né các buổi liên hoan, vì ông biết nội dung phim của ông khó được các nhà phê bình trao cho một lời khen. Thực tế cho thấy khi phim được công chiếu, nó thậm đã bị cấm trên hệ thống chiếu bóng độc lập nổi tiếng nhất nước Pháp, MK2.

 


 
8. Chiếu phim trước tại New York và Los Angeles để từ đó khiến thông tin phim phổ biến hơn.

Hollywood tin rằng nếu chiếu ở những địa điểm trên, thông tin của phim sẽ lan nhanh hơn, nhưng Mel cho rằng, làm thế bộ phim của ông sẽ bị phụ thuộc vào giới phê bình tại New York và Los Angeles, nên ông bỏ qua điều này.


9. Hợp tác với những hãng làm đồ chơi, thức ăn, quần áo v.v… để mở rộng tiếp thị và thu được nhiều doanh thu hơn.

Passion of the Christ không thích hợp với bất kì lĩnh vực nào ở trên, điều bộ phim cần là sữ tranh cãi chứ không phải những bộ quần áo hay các trò chơi.


10. Đánh bóng vị trí và hình ảnh của mình như một nhà làm phim được đánh giá cao tại Wall Street.

Từ trước đến nya, bất cứ nhà làm phim nào khi thực hiện phim cũng mong muốn có một hãng phim riêng cho mình. Việc đó trở nên dễ dàng hơn nếu có một ấn tượng tốt đẹp tại Wall Street, nơi thu hút rất nhiều vốn đầu tư, nhưng Mel chẳng quan tâm điều đó. Số tiền ông thu được từ Passion of the Christ quá đủ để ông tự quản lí hãng phim riêng của mình mà chả cần thêm bất kì sự giúp đỡ nào từ Wall Street.

 


 
Thông minh, tài năng pha một chút ngông cuồng, Mel Gibson đã tạo nên cơn địa chấn trong công nghệ sản xuất và quảng bá phim tại Hollywood, bằng cách phá vỡ các nguyên tắc và những chiến thuật PR có một không hai. Người đàn ông Úc này đã trở thành một huyền thoại trong ngôi đền nghệ thuật của Hollywood với sự xuất sắc trên những lĩnh vực mà ông tham gia, cho dù là diễn viên hay đạo diễn.

 


 
 
 
Bài: Hoàng Hưng
 


 
Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích