Mâm cỗ cúng táo quân

22:11 29/08/2021

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, chúng ta lại đưa ông Táo về trời. Tục cúng ông Táo tùy vùng miền cũng có sự khác nhau đôi chút. Thông thường, mâm cúng ông táo cũng không quá cầu kỳ,...

Share social

 

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, chúng ta lại đưa ông Táo về trời. Tục cúng ông Táo tùy vùng miền cũng có sự khác nhau đôi chút. Thông thường, mâm cúng ông táo cũng không quá cầu kỳ, nhiều gia đình thường chỉ có bánh ngọt.

 

Câu chuyện về Táo quân hẳn người Việt nào cũng từng được nghe kể. Không thì, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là các đài lại phát các chương trình về Táo quân nên trẻ em cũng có thể hiểu được tục này. Ngày nay, chuyện Táo chầu trời để báo cáo tình hình “ăn ở” của gia chủ trong năm cũng được dựng lại với nhiều lồng ghép bi hài. Và người Việt cứ đến ngày này là lo tiễn Táo về trời. Hễ trong nhà có đun nấu, dù bếp củi hay bếp gaz, bếp điện thì coi như đã có sự hiện diện của “Táo” nên người Việt dù bếp núc đơn sơ vẫn có tục cúng Táo đầy đủ.

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Bộ mũ áo hia hài, cá chép là “biểu tượng” của “ngày ông Táo”

 

Thông thường, phong tục đưa ông Táo ở miền Bắc vốn đậm nét hơn miền Nam. Người ta chuẩn bị mâm cỗ khá thịnh soạn gồm một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, hương đèn. Ngoài ra phải có ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Ba con cá chép sống để các Táo dùng làm “phương tiện” cưỡi về trời.

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Mâm cúng với trái cây và các món ngọt

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Vào ngày này, nhiều người còn mang cá chép phóng sinh

 

Mâm cỗ mặn thường có gà luộc. Nếu nhà có trẻ con, gà luộc này phải thuộc loại gà mới lớn sung sức khỏe mạnh (gà cồ) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như gà cồ. Ngoài ra, người ta có thể nấu nhiều món ngon như nem rán, giò nấu măng cùng nhiều món khác để khi cúng Táo xong, trong nhà cũng tụ hợp ăn cỗ vui vẻ.

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Mâm cúng Táo với đầy đủ các món

 

Tuy nhiên, người miền Nam khi tiễn Táo về trời thường không quá câu nệ. Họ chỉ chuẩn bị bánh ngọt, trái cây, ít nhang đèn. Ở một số vùng, thèo lèo vẫn là món cúng táo chính cho đến ngày nay. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản. Thật ra, đó mới là phong tục có từ xa xưa, khi việc đưa ông Táo về trời chỉ mang ý nghĩa cần lòng thành để Táo “báo cáo” cơ sự ăn ở làm ăn của gia chủ. Sau này, những lễ vật thêm vào đôi khi hàm ý “hối lộ” để Táo không báo cáo những mặt xấu mà gia đình đã làm trong năm

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

Người miền Nam thường chỉ cúng ông Táo bằng kẹo thèo lèo

 

Tuy vậy, tục đưa ông Táo về trời vẫn là phong tục đẹp truyền thống trước Tết cần duy trì. Việc cúng ông Táo cũng không câu nệ phải đầy đủ lễ vật mà tùy vào lòng thành của gia chủ. Người ta có thể cúng bất cứ thứ gì mua được hay chỉ đơn giản là đĩa trái cây và bình hoa là đủ. Đến ngày 29, 30 Tết, người ta lại làm mâm cúng nhỏ để “rước” Táo về đoàn tụ cùng gia đình ăn Tết.

 

Mâm cỗ cúng táo quân

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan