Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

22:11 29/08/2021

Sau một dự án không thực sự thành công, công việc không hoàn thành đúng kế hoạch… nhân viên thường phải chịu cảnh la mắng từ người sếp của mình. Uất ức, xấu hổ, tủi nhục… rồi sau đó là một quyết định nghỉ việc.

Share social

“Hội chứng” nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

 

 

Sau một dự án không thực sự thành công, công việc không hoàn thành đúng kế hoạch… nhân viên thường phải chịu cảnh la mắng từ người sếp của mình. Uất ức, xấu hổ, tủi nhục… rồi sau đó là một quyết định nghỉ việc. Nghỉ việc sau khi bị sếp là mắng dường như đã trở thành “hội chứng” của giới văn phòng. 

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

Nghỉ việc liệu đã là giải pháp đúng đắn?! Hãy cùng theo dõi bài viết của tôi nhé!

 

Lý do của những ‘trận bão” 

 

 “Ăn mắng” trong công việc là chuyện hết sức bình thường. Có hàng đống lí do khiến mọi người quát mắng nơi công sở, như do tức giận, căng thẳng, thất vọng, tính sĩ diện cá nhân, thiếu ngôn từ chuyên nghiệp… Tuy nhiên, có 2 lý do chính dẫn tới những “trận bão” nổi lên giữa nhân viên và sếp.

 

Khi áp lực đến từ cấp trên: Mỗi công ty như một xã hội thu nhỏ với những cá nhân có tính cách khác nhau. Trong đó, quan hệ cấp bậc vốn khá nhạy cảm và thường khiến bạn khó xử. Khi áp lực từ sếp tổng về doanh số, chỉ tiêu… ép xuống thường khiến cho những sếp cấp dưới bị stress. Và không còn cách nào khác họ phải đốc thúc, thậm chí là mắng nhân viên để có thể tăng hiệu quả công việc hiện tại. 

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

Áp lực rất lớn từ trên xuống thường khiến sếp gây áp lực ngược lại lên nhân viên

 

Khi “La mắng là sở thích”: Nhiều người sếp vì nóng tính hay vì muốn "lên mặt", tìm cách đổ lỗi cho một ai đó khi công việc không thuận lợi đã chẳng ngần ngại quát nhân viên ầm ĩ trước mặt các đồng nghiệp. Thậm chí, rõ ràng là sếp phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận…, bởi một điều đơn giản là vì họ là sếp. 

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

Làm việc với những người sếp ưa la mắng thật chẳng dễ chịu chút nào

 

Nghỉ việc liệu đã phải là giải pháp khôn ngoan?

 

Dù biết rằng trong môi trường công sở, bị ăn mắng trở nên rất bình thường. Ngoại trừ những trường hợp do nhân viên mắc lỗi, những “trận đòn bằng miệng” của sếp trách mắng sai, hay vô cớ trút lên nhân viên đều khiến nhân viên cảm thấy xấu hổ và giá trị bản thân giảm sút trầm trọng. Và quyết định thường được đưa ran gay lúc đó chính là viết một lá đơn xin nghỉ việc. 

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

Chán nản, suy sụp tinh thần thường dẫn đến quyết định nghỉ việc sau khi sếp la mắng

 

Đây là điều dễ hiểu bởi người Việt Nam thường có tính tự trọng rất cao. Trong môi trường công sở, đặc biệt tại những công ty nước ngoài, khi bị la mắng nhân viên thường bị ám ảnh rằng mình là kẻ làm thuê, thấp cổ bé họng và không được coi trọng. Đây chính là lúc dễ dàng xuất hiện những quyết định cảm tính. 

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

Tránh đừng để cảm xúc chi phối bạn trong những quyết định quan trọng

 

Thông thường, những quyết định được đưa ra tại thời điểm này không thực sự chính xác và thường mai đến thiệt thòi cho người nhân viên. Khi bạn bình tĩnh lại, bạn sẽ thấy hối tiếc vì những quyết định đã đưa ra.

 

Bình tĩnh, mềm mỏng và khéo léo là chìa khóa giải quyết vấn đề

 

Rà soát những việc bạn làm khiến sếp phật lòng và cố gắng sửa đổi, đồng thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp lâu năm để có thể thích nghi với tính tình và cách làm việc của sếp là việc bạn cần làm sau khi phải hứng chịu “trận bão”.

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng 

 

Trong mọi trường hợp đều có cách giải quyết, chỉ cần bạn đủ bản lĩnh và khôn khéo

 

Bạn cùng cần tìm hiểu xem, sếp thuộc típ người nào để có thể dễ dàng “chuẩn bệnh” và “bốc thuốc” cho hợp lý. 

 

Nếu sếp thuộc kiểu người hay xét nét, bắt lỗi: Bạn hãy hoàn thành công việc tốt và đúng thời hạn. Ghi nhớ những lỗi sếp "bắt" để không phạm phải.

 

Sếp thường xuyên "giận cá chém thớt": Bạn chỉ còn còn cách tập trung quan sát và tìm đường "né" những khi sếp "bốc hỏa". Nên nhớ chỉ vào phòng sếp và hỏi chuyện công việc khi thật sự cần thiết.

 

Nếu sếp độc tài: Góp ý khi sếp vui vẻ và bình tĩnh hơn. Giờ ăn trưa hoặc sau giờ làm việc sẽ là thời gian thuận lợi để bạn có cơ hội gần gũi và trò chuyện với sếp. Lắng nghe sếp tâm sự, chia sẻ công việc sẽ làm quan hệ giữa cấp trên và nhân viên gần gũi, tăng thiện cảm hơn.

 

Khi cấp trên lớn tiếng, thật khó để bạn có thể giải quyết bằng lí trí. Nhưng nếu phản ứng lại một cách gay gắt sau khi bị sếp mắng mỏ, bạn có thể phải đánh đổi bằng công việc của mình. Vì thế hãy bình tĩnh tìm cách kiểm soát vấn đề trước khi đưa ra quyết định.

 

Hội chứng nghỉ việc khi bị sếp la mắng

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan