Hội chứng "Zombie công sở"

22:11 29/08/2021

Nhiều người vẫn đang thắc mắc "zombie công sở" nghĩa là gì? Thật ra cụm từ này dành để chỉ những nhân viên không gắn kết, không nỗ lực, nhưng cũng không chịu nghỉ việc. Những con người như thế được hình tượng hóa với hình ảnh “Zombie công sở”. 



Nhiều người vẫn đang thắc mắc "zombie công sở" nghĩa là gì? Thật ra cụm từ này dành để chỉ những nhân viên không gắn kết, không nỗ lực, nhưng cũng không chịu nghỉ việc. Những con người như thế được hình tượng hóa với hình ảnh “Zombie công sở”. 





Hội chứng này đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp.

 

Gần đây, Anphabe (mạng lưới về nhân sự tại Việt Nam) đã làm một cuộc khả sát với hơn 26.000 người và đã thu được kết quả:  39% người đi làm cảm thấy không gắn kết với công việc, cơ quan, nhưng tới gần 67% trong số đó vẫn ở lại làm việc.





Zombie công sở nhìn chung chiếm 25%, nghĩa là cứ 4 người đang làm việc thì có 1 người làm việc kiểu "có xác không hồn". Hiện tượng này có xu hướng tăng dần ở độ tuổi trẻ hơn, 28% với nhóm 23-27 tuổi và khoảng 30% với nhóm 19-23 tuổi.





Những Zombie công sở đi làm nhưng không nỗ lực, không có ý định nghỉ việc dù không gắn kết, và "hạ gục" những nhân viên khác bằng thái độ và hành vi tiêu cực. 


 

Nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố cá nhân như bệnh tật, các giai đoạn thay đổi như sinh con, lập gia đình, suy nghĩ, hành động tiêu cực cho đến những yếu tố về thu nhập, phúc lợi, văn hóa công ty, kết nối… của môi trường làm việc.

 




7 dạng "Zombie công sở".
 


Làm thế nào để kéo Zombie sống lại?



"Đừng chỉ dán nhãn ai đó là zombie công sở mà cần phải tìm cách để giải cứu. Bởi họ cũng từng có giai đoạn gắn bó, làm việc nhiệt huyết", bà Thanh Nguyễn - CEO của Anphabe khuyến cáo. Theo các lãnh đạo nhân sự cấp cao, tiến trình này gồm 3 bước.
 


- Đầu tiên là xây dựng một quy chuẩn quản trị thành tích cụ thể.  

 


 
Zombie không thể ù lì quá lâu trong môi trường có chỉ tiêu đánh giá và giám sát thành tích rõ ràng.
 

- Tiếp đến, công ty cần xây dựng vững chắc chế độ chăm sóc nhân viên, khơi dậy cảm xúc tích cực và tạo sự hứng khởi và gắn kết của bộ máy nhân sự.




Nên biến công sở thành nơi có không khí gia đình và xã hội hơn, tối đa những góc trò chuyện, nhóm sở thích nơi công sở. 


- Cuối cùng đội ngũ quản lý cần học cách tạo chất keo gắn kết của nhân viên.Điều này rất quan trọng vì không phải nhà quản lý nào cũng định vị được zombie trong đội nhóm để kịp thời chấn chỉnh. 
 




Một số công ty còn đặt chỉ tiêu cho cấp lãnh đạo về gặp mặt nhân viên ngoài văn phòng càng nhiều càng tốt.
 







 

 




 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích