Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

22:11 29/08/2021

Có lẽ bây giờ khó ai có thể ngồi lâu mà xem một bộ phim trắng đen, không nhạc, không lời thoại, nhưng cách đây 2 thế kỉ, chính những hình ảnh ấy đã làm nức lòng cả nhân loại, mở đầu cho một nền công nghiệp không khói đầy triển vọng và mới mẻ.

Share social

ĐIỆN ẢNH THỜI KÌ ĐẦU: PHIM CÂM

 

VÀ CHARLIE CHAPLIN

 

 

 

Có lẽ bây giờ khó ai có thể ngồi lâu mà xem một bộ phim trắng đen, không nhạc, không lời thoại, nhưng cách đây 2 thế kỉ, chính những hình ảnh ấy đã làm nức lòng cả nhân loại, mở đầu cho một nền công nghiệp không khói đầy triển vọng và mới mẻ.

 

 

Từ giữa thế kỉ 19, trong sự háo hức của việc khám phá, sáng tạo ra rất nhiều thiết bị khoa học kĩ thuật, một số nhà phát minh đã tập trung vào việc ghi lại các hình ảnh chuyển động. Năm 1888, Étienne-Jules Marey, một người Pháp đã đưa ra phương pháp chụp ảnh với tốc độ nhanh (nhiều khung hình một giây), đặt cơ sở cho sự ra đời của kỹ thuật điện ảnh. Tại Hoa Kỳ, nhà sáng chế nổi tiếng Thomas Edison cũng bắt đầu lãnh đạo việc thiết kế Kinetoscope, một thiết bị cho phép người xem quan sát các hình ảnh chuyển động liên tiếp. Năm 1895, Anh em Lumière đã đánh dấu bước ngoặt của quá trình này khi cho ra đời Cinématographe, thiết bị cho phép quay và trình chiếu các đoạn phim ghi lại hình ảnh chuyển động.

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

 

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

Ngày 28 tháng 12 năm 1895 tại Paris, trong tầng hầm của Salon Indien, quán cà phê Grand Café, Anh em Lumière đã tổ chức buổi trình chiếu rộng rãi có thu tiền những đoạn phim ghi lại bằng thiết bị cinématographe. Buổi chiếu bao gồm 10 cuộn phim rất ngắn (mỗi cuộn dài 17 mét) trong đó có những đoạn phim nổi tiếng như la Sortie de l'usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon) và l'Arroseur arrosé (Tưới cây). Và thế là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại được xem lại những hình ảnh của mình biết “chuyển động”.Buổi trình chiếu này cho đến nay được coi như thời điểm đánh dấu sự ra đời của nền điện ảnh nói chung và phim câm nói riêng.

 


Từ năm 1905 đến năm 1910, điện ảnh, từ chỗ chỉ là một trò giải trí mới lạ, đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp thực sự, công nghiệp điện ảnh. Tại Pháp, anh em nhà Pathé và Léon Gaumont bắt đầu sản xuất hàng loạt các bộ phim hài ngắn, với các diễn viên như Rigadin, Boireau và Léonce Perret. Max Linder, ngôi sao phim hài đầu tiên trong lịch sử điện ảnh (với bộ phim Max et sa belle, 1910) cũng xuất thân từ những bộ phim kiểu này, Max Linder chính là nguồn cảm hứng lớn cho Vua hề Charlie Chaplin.

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

Vì đặc trưng về kĩ thuật, phim ảnh thời kì đầu luôn gắn bó với các yếu tố:

 

- Intertitle (bảng nội đề): Vì các bộ phim câm không có tiếng động hoặc lời thoại đồng bộ vì vậy để dẫn chuyện hoặc thoại ở những cảnh phim quan trọng, người ta sử dụng các bìa cứng có ghi chữ gọi là intertitle. Vì tầm quan trọng của các intertitle, những bìa cứng này được thực hiện khá cầu kì về mặt thẩm mỹ, nhất là phông chữ, khuôn hình, và trở thành một bộ phận không thể thiếu của các công đoạn sản xuất phim câm.

 

 

 

Âm nhạc: trong quá trình chiếu phim thường có một ban nhạc sống đi kèm để biểu diễn các đoạn nhạc ở các cảnh phim cần thiết. Nhạc sống nhanh chóng trở thành bộ phận không thể thiếu của mỗi bộ phim, với các rạp phim nhỏ thường nhạc sống chỉ được thực hiện bởi 1 nhạc công piano, còn ở những rạp chiếu bóng lớn, hiện đại, thường người ta bố trí cả một nhóm nhạc hoặc đôi khi là một dàn nhạc thực sự để biểu diễn đồng thời với bộ phim. Vào giai đoạn phát triển nhất của kỷ nguyên phim câm, công nghiệp điện ảnh thậm chí đã trở thành ngành công nghiệp tuyển dụng nhiều nhạc công nhất.

 

- Diễn xuất: vì không có âm thanh hoặc thoại vì vậy kỹ thuật diễn xuất trong các bộ phim câm đặc biệt chú trọng ngôn ngữ hình thể và biểu hiện vẻ mặt của diễn viên. Chính vì lý do này mà các bộ phim hài trở thành thể loại phổ biến trong kỷ nguyên phim câm hơn là các bộ phim tình cảm do việc truyền đạt cảm xúc hoặc ý tưởng hài hước tới khán giả là dễ dàng hơn.

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

`

Kỉ nguyên vàng của phim câm biến mất khi người ta bắt đầu tìm cách lồng nhạc trực tiếp vào phim. Hãng Warner Bros. của Hollywood là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thu tiếng đồng bộ. Đến năm 1927, chính Warner Bros. đã ra mắt công chúng The Jazz Singer, bộ phim có tiếng đầu tiên trong lịch sử điện ảnh.Với sự xuất hiện của việc thu tiếng đồng bộ, các bộ phim câm dần dần biến mất khỏi các rạp chiếu bóng ngay giai đoạn đầu thập niên 1930. Phim câm ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa với sự lụi tàn của một loạt ngôi sao phim câm vốn không thể bắt kịp với xu hướng điện ảnh mới, nhưng vẫn có một người tiếp tục với phim câm và đã trở thành một huyền thoại: Charlie Chaplin.

 

 

Charles Spencer Chaplin, Jr. KBE (1889-1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác lô). Ông là một trong những nghệ sĩ kịch câm và diễn viên hài xuất sắc nhất mọi thời đại của thể loại phim này và là nghệ sĩ duy nhất của phim câm còn được biết đến tận bây giờ. Chaplin trở nên quen thuộc với khán giả trong bộ dạng một anh thanh niên sống lang thang nhưng có tư cách và luôn cư xử như một quý ông, trang phục của anh ta luôn là chiếc áo khoác chật, chiếc quần và đôi giày quá khổ, một chiếc mũ quả dưa, cây gậy chống bằng tre và một bộ ria mép chải chuốt.

 

Charlie Chaplin sinh ngày 16 tháng 4 năm 1889 tại East Street, Walworth, London nước Anh. Cha mẹ ông đều là diễn viên và họ li dị khi Charlie mới được 3 tuổi. Trong lần thứ hai đến Mỹ biểu diễn năm 1912, Chaplin đã ở cùng phòng với diễn viên hài Arthur Stanley Jefferson người sau này nổi tiếng với nghệ danh Stan Laurel. Sau lần lưu diễn này, Chaplin ở lại Mỹ, diễn xuất của ông đã lọt vào mắt nhà sản xuất phim Mack Sennett của hãng Keystone Film Company và Chaplin có vai diễn đầu tiên trong bộ phim hài Making a Living ra rạp ngày 2 tháng 2 năm 1914.

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

Tại hãng Keystone, Chaplin bắt đầu hoàn thiện nhân vật Sác lô của ông và cũng học rất nhanh nghệ thuật và những kỹ xảo trong việc làm phim. Anh hề Sác lô lần đầu được giới thiệu với công chúng trong bộ phim thứ hai của Chaplin, Kid Auto Races at Venice (phát hành ngày 7 tháng 2 năm 1914). Chaplin đã viết lại cảm nghĩ về những thời khắc đó trong cuốn tự truyện của ông:

 

"Tôi không hề có ý tưởng sẽ phải hóa trang cho nhân vật này thế nào. Trên đường đến phòng hóa trang, tôi chợt nghĩ mình có thể mặc một chiếc quần rộng thùng thình, mang một cây gậy và một chiếc mũ quả dưa. Tôi muốn mọi thứ phải thật mâu thuẫn, chiếc quần thùng thình đi với chiếc áo khoác chật, chiếc mũ nhỏ đi với đôi giày quá khổ. Nhớ rằng Sennet muốn tôi trông già dặn hơn, tôi đã thêm một bộ ria nhỏ. Tôi cũng không có ý tưởng gì về tính cách nhân vật của mình, nhưng vào thời điểm tôi hóa trang, trang phục và hóa trang đã làm tôi cảm thấy anh ta phải là người thế nào. Tôi bắt đầu biết mình sẽ phải diễn thế nào, và khi tôi bước ra trường quay, anh ta đã thực sự ra đời."

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

 

Năm 1919, Chaplin tham gia sáng lập hãng phân phối phim United Artists (UA) cùng Mary Pickford, Douglas Fairbanks và D. W. Griffith. Tất cả những bộ phim của Chaplin do UA phân phối đều là những phim truyện dài, tác phẩm đầu tiên là A Woman of Paris (1923), tiếp đó là The Gold Rush (Đổ xô đi tìm vàng) (1925) và The Circus (1928).Vào đầu kỷ nguyên của những bộ phim có tiếng, Chaplin đã làm hai bộ phim câm nổi tiếng City Lights (1931) và Modern Times (Thời đại tân kỳ) (1936). City Lights được coi là tác phẩm của Chaplin đạt được sự cân băng hoàn hảo giữa hài kịch và phim tình cảm.

 

Tuy rằng những bộ phim có thoại bắt đầu thống trị điện ảnh ngay sau khi nó được giới thiệu năm 1927, Chaplin vẫn chống lại việc làm phim này trong suốt thập niên 1930 vì ông coi điện ảnh là một môn nghệ thuật "câm". Không những đạo diễn và chỉ đạo sản xuất, Chaplin rất đa tài khi ông đã từng chỉ đạo những cảnh hành động cho bộ phim sản xuất năm 1952, Limelight, hay hát bài hát chính của phim The Circus (1928). Chaplin còn sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim của ông, trong đó có những bài hát nổi tiếng như Smile sáng tác cho phim Modern Times hay bài This Is My Song sáng tác cho bộ phim cuối cùng của Chaplin, A Countess From Hong Kong, bài hát sau đã từng là bài hát được ưa thích nhất bằng nhiều thứ tiếng.

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

 

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

Trong suốt những năm tháng hoạt động làm phim, Chaplin luôn tỏ thái độ coi thường giải Oscar, cộng thêm những phim của ông đều mang nội dung châm biếm, đả kích những điều bất hợp lí trong chính tri thời bấy giờ nên ngay cả những tác phẩm của ông thuộc loại xuất sắc nhất của lịch sử điện ảnh như City Lights hay Modern Times đều không được đề cử giải Oscar. Chaplin chỉ giành được một giải Oscar trong những hạng mục có nhiều đề cử, đó là giải Nhạc trong phim xuất sắc nhất được trao năm 1972 cho bộ phim Limelight làm từ năm 1952. Giải Oscar danh dự thứ hai đến với Chaplin 44 năm sau đó, khi vào năm 1972 ông được trao giải Oscar Thành tựu trọn đời, khi lên nhận giải, Chaplin đã được cả khán phòng đứng lên vỗ tay 5 phút liền, đây là tràng vỗ tay dài nhất trong lịch sử Lễ trao giải của giải thưởng danh giá này.

 

Đó là thời kì đầu của điện ảnh, một thời kì mà con cháu chúng ta sau này có lẽ sẽ không biết được đã từng có những bộ phim như vậy. Thời gian có thể làm phai mờ tất cả nhưng Charlie Chaplin là một ngoại lệ, ông là một người bướng bỉnh nhưng rất tài năng, là người làm cho bao nhiêu thế hệ khán giả đến tận bây giờ còn biết đến thể loại phim câm thông qua những tác phẩm kiệt xuất của mình.

 

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie

 

 

 

Điện ảnh thời kì đầu: phim câm và Charlie


 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan