Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

22:11 29/08/2021

Hai câu ca dao trên đã quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam khi nhắc mỗi người chúng ta nhớ về cội nguồn – nơi đất tổ Đền Hùng, thật tự hào khi mình được sinh ra trên mảnh đất thiêng liêng này.

Share social

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

 

Hai câu ca dao trên đã quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam khi nhắc mỗi người chúng ta nhớ về cội nguồn – nơi đất tổ Đền Hùng, thật tự hào khi mình được sinh ra trên mảnh đất thiêng liêng này. Đền Hùng là khu di tích lịch sử văn hóa, nay thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước. Đền Hùng nằm hoàn toàn trên núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Cả, núi Hùng, núi Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, và cách thủ đô Hà Nội 90 km.

 

Hôm nay vào một ngày cuối năm mình theo đoàn đi tạ lễ cuối năm, nhân tiện chụp lại vài bức hình mới nhất về Đền Hùng để giới thiệu và chia sẻ với các bạn về khu di tích này.

 

Từ cổng đền vào bạn có thể thăm thú 4 ngôi đền chính và lăng mộ của vua Hùng thứ 6. 

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

1. Đền Hạ

 

Được xây dựng khoảng thế kỷ XVII – XVIII, gồm hai tòa tiền tế và hậu cung theo kiểu kiến trúc kiểu chữ Nhị. Tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai: 50 người theo cha xuống biển, 49 người theo mẹ lên núi, 1 người ở lại làm vua nước Văn Lang. Nguồn gốc người Việt Nam chung một dòng máu bắt đầu từ đây.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Gần Đền Hạ là chùa Thiên Quang, trước cửa chùa có cây Thiên Tuế đã hơn 700 năm.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

2. Đền Trung

 

Tên chữ là “Hùng Vương Tổ Miếu”, xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng, khoảng thế kỷ XII - XIV thời nhà Trần. Đền được xây dựng theo  kiến trúc kiểu chữ Nhất. Tương truyền là nơi vua Hùng và các quan văn võ luận bàn việc nước, cũng chính nơi đây Lang Liêu dâng lên vua Hùng thứ 6 bánh trưng, bánh dày và được vua truyền lại ngôi vì sự hiếu thảo, tài đức của ông.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

3. Đền Thượng

 

Tên chữ là “Kính Thiên Lãnh Điện”, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Được xây dựng vào thế kỷ XV, theo kiểu kiến trúc chữ Vương. Tương truyền là nơi Vua Hùng tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng thờ trời đất cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân hạnh phúc. Tục truyền về Thánh Gióng đánh tan giặc Ân cũng bắt nguồn từ đây khi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài giúp nước đánh giặc.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Ở phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán An Dương Vương dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện đời đời thờ phụng và bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Ở phía đông Đền Thượng là Lăng Hùng Vương thứ  6, tượng trưng cho mộ tổ được trùng tu xây dựng lại vào đầu thế ký 20 với lối kiến trúc giản dị: Lăng hình vuông, cột liền tường, tám góc cong tạo thành tầng hai mái, phía trước đề “Hùng Vương lăng”. Tương truyền là trước khi mất vua dặn lại “ Sau khi ta chết hay chôn ta trên đỉnh núi Cả, đứng trên núi cao ta se trông nom bờ cõi cho con cháu …”

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

4. Đền Giếng

 

Nằm dưới chân núi Hùng được xây dựng vào khoảng thể XVIII, theo kiến trúc kiểu chữ Công. Tương truyền là nơi hai công chúa – con gái Vua Hùng thứ 18 Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai công chúa đã có công dạy dân cách trồng lúa nước và trị thủy nên được nhân dân kính trọng và lập đền thờ đến ngày nay.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Chính nơi đây, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 308 về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc khi có dịp ghé thăm Đền Hùng vào ngày 19/09/1954 “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Về với Đền Hùng bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên, núi rừng hùng vĩ với hệ thực vật đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Về với Đền Hùng bạn sẻ cảm nhận được sự thiêng liêng nơi quê cha đất tổ và tự hào về truyền thống Con Rồng Cháu Tiên của người Việt Nam.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng ngày nay được xây dựng, tôn tạo và mở rộng rất nhiều, nên bạn hoàn toàn có thể chọn Đền Hùng làm điểm du lịch lý tưởng cho cả gia đình hay bạn bè.

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

Đền Hùng nơi quê cha đất tổ

 

 

Bài được viết bởi thành viên Nguyễn Thanh Hà

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan