Chuyện đón tết ở New York

22:11 29/08/2021

Đối với những người dân New York, Tết chuyển động một cách rất nhanh chóng, cứ như là nó chỉ trôi qua thôi . Vào ngày Tết của đất nước mình, tôi đã ăn món ăn mà người Nhật ăn vào trước ngày Tết. Bởi vậy, tôi tự cảm thấy ngày Tết của mình ở NewYork không hề vô nghĩa...

Share social

Chuyện đón Tết ở New York

 

Chuyện đón tết ở New York


Ở New York, ngày Tết hoàn toàn không được tính theo âm lịch, việc đón Tết âm lịch chỉ có ở Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Á. Chính vì vậy mà ngày Tết âm lịch ở New York bạn vẫn phải đi học. Có thể bạn sẽ cảm thấy tủi thân với việc không được nghỉ, mà cũng chẳng thấy ai đếm xỉa đến những kỳ nghỉ của nước mình. Dù không phải là kỳ nghỉ của nước mình nhưng vào ngày lễ quốc gia của Mỹ, người dân ở Hàn Quốc vẫn háo hức đi chơi vào dịp đó.

Chuyện đón tết ở New York

Người dân New York ăn Tết theo dương lịch chứ không phải theo âm lịch, và so với ngày Tết chính thức thì ngày trước đó có ý nghĩa còn lớn hơn. Người ta tổ chức party hay là tiệc ăn mừng lớn đến mức có thể gọi đó là New year's Eve. Giống như những tiếng chuông vang lên vào giao thừa ở Hàn Quốc, tại New York, người ta tập trung lại ở quảng trường Times Square và xem Ball Dropping.

Đây là một sự kiện mang tính tự hào lịch sử, năm 2007 nó chính thức tròn 100 năm. Quả cầu pha lê Ball Dropping nặng 5.386kg cao 3,7m được thả xuống, mọi người vừa đếm ngược thời gian vừa reo hò “Happy New Year!!!”, lúc này bong bóng cũng được thả lên khắp nơi.

Đối với ngày Tết ở Hàn Quốc, vào ngày đầu tiên của năm mới mọi người cùng nhau làm bánh tok, đó là thói quen truyền thống từ trước tới nay. Ngoài việc chuẩn bị món ăn Tết, trong những ngày này, con cháu họ hàng thường tụ họp lại và thực hiện nghi thức váy lạy ông bà, tổ tiên. Gọi là Tết bởi vì mọi người có thể cùng nhau đón lấy ánh nắng bình minh bắt đầu năm mới nên người ta cho rằng phong tục cùng đón năm mới và đón Tết là một phong tục đẹp.

 

Chuyện đón tết ở New York

Ngày Tết thì phải có bánh tok, thế nhưng vì tôi đã rời khỏi Hàn Quốc và đến một đất nước phương Tây xa xôi, nơi người ta chẳng hề đoái hoài bận tâm gì đến Tết của người phương Đông, họ vẫn làm việc, vẫn hoạt động như bao ngày khác. Đối với nền văn hóa phương Tây, thật là khó để thấy người ta chuẩn bị những món ăn đặc biệt cho ngày Tết. Nhưng ngược lại đối với các nước phương Đông, bạn có thể gặp văn hóa ẩm thực Tết ở rất nhiều nơi. Ở Trung Quốc người ta làm bánh bao ăn, ở Nhật Bản vào một ngày trước Tết người ta làm món Toshikishi Soba và vào ngày Tết thì người ta làm món Joni (một loại bánh tok của Nhật) hay là Osechi (món ăn có ngũ sắc, ngũ vị và ngũ pháp) để kỉ niệm ngày Tết.

 

Bánh bao của người Hàn Quốc về cơ bản khá giống với loại bánh bao của người Hoa, loại bánh của người Nhật cũng na ná, nó khiến tôi thực sự bối rối khi lựa chọn món Joni hay là Osechi. Đón Tết tại NewYork, tôi rảo bước đến một nhà hàng và lựa chọn cho mình món mì ưng ý, mì Soba luôn là lựa chọn đầu tiên của tôi, bởi hương vị rất đặc trưng của nó của nó - hương vị của Soba Nhật Bản.

 

Soba là một trong những loại mì mà ở Hàn Quốc gọi là mì kiều mạch. Người ta không biết chắc chắn là nó được làm ra ở đất nước nào đầu tiên, nhưng mì kiều mạch ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì có sự khác biệt. Trước tiên là lúc làm mì, ở Hàn Quốc có nhiều trường hợp người ta cuộn tròn bột lại rồi cắt ra nhưng ở Nhật Bản thì lại lăn bột thành một cục rồi sau đó cán mỏng nó ra và cắt sợi.

 

Hơn nữa, loại mì Soba Nhật Bản theo phương pháp truyền thống thì được nấu cứng hơn, giống như là mì Bình Nhưỡng, trong khi loại mì Soba tại Hàn Quốc lại khá mềm. Nước súp ăn chung với mì cũng vậy, nước súp của Hàn Quốc loãng và hơi ngọt. Nếu nghĩ đến mì kiều mạch của Hàn Quốc, có thể bạn sẽ nghĩ là nó mặn nhưng thật ra nó nhạt và mềm.



 Sobaya là một nhà hàng nhỏ nằm ở East village, bạn có thể nhận ra nhà hàng này bởi ngay chính cái tên của nó - Sobaya. Ngay từ cửa vào, bạn đã có thể cảm nhận được bầu không khí đặc biệt của Nhật Bản, đó là nơi mà bạn có thể ghé vào để thưởng thức.

Đây là nơi mà tôi đã đến đầu tiên trước khi sống ở New York. Hồi ấy tôi tìm hiểu về một trường dạy nấu ăn tại NewYork, và rất trùng hợp khi tìm đến nhà hàng này. Lúc đó là mùa hè, nhưng trong suốt một ngày không khí lại lạnh lẽo, đó là một ngày tôi đuối sức vì tìm nhà và trường.Buổi tối, lúc tôi cảm giác mệt mỏi, kiệt sức hết mức, trong đầu chẳng còn tha thiết gì đến việc ăn uống nghỉ ngơi, mặc dù bụng trống rỗng. Trong lúc lê bước trên con đường hướng về East Village, tôi đã gặp Sobaya.

 

Chuyện đón tết ở New York


Quán Sobaya mà tôi gặp trong một con hẻm chật hẹp, tuy không thật đẹp mắt nhưng nó dừng lại ở ánh sáng ấm áp. Đến đây, bạn sẽ thấy có rất nhiều khách và bạn sẽ được đón tiếp một cách nhiệt tình. Các món ăn trong thực đơn chính được làm trực tiếp bằng Soba, tuy nhỏ nhưng quán ăn có lợi thế là sự nhiệt tình.  Đó là mối nhân duyên mà cho đến ngày cuối cùng rời khỏi New York, tôi vẫn còn đến đây một lần.
 Ngày Tết là ngày mà người ta được nghỉ ngơi và ăn bánh tok, nhưng ở New York, Tết âm lịch không được nghỉ nên khó mà đón năm mới hay làm bánh tok được. Thế nhưng vì tôi là người Hàn Quốc, và tôi không muốn ngày Tết của mình trôi qua vô nghĩa như vậy, tôi đã quyết định đến East village để thử thưởng thức Soba thay cho bánh tok.

 

Chuyện đón tết ở New York

Tại các chỗ ngồi ban chan được để sẵn

 

Câu nói “yiratsyayimase” mà người ta hay chào theo thiếng Hàn Quốc có nghĩa là “ xin mời quý khách vào ”. Ở các cửa hàng Nhật Bản nếu có khách vào thì sẽ có người chào là “yiratsyayimase” thật ra thì điều đó tạo cho bạn sự thích thú và vui vẻ. Bạn không nên đến đây vào đầu giờ chiều, ở đây được yêu mến đến mức bạn thường xuyên phải chờ đợi vì trong thực đơn chính của nhà hàng không chỉ có mỗi Soba mà bạn còn có thể thưởng thức các món Banchan (thức ăn phụ) hay là các món ăn đơn giản khác.

 

Chuyện đón tết ở New York

Rượu soba và rượu kirin


Theo câu chuyện mà tôi nghe được nhiều lần trước thì nếu ăn ở đây, trước tiên bạn hãy gọi nước rồi từ từ xem các món ăn trong thực đơn. Bạn có thể xem hình của các loại Soba rồi chọn món, các món Soba nóng và lạnh có xấp xỉ gần 20 loại và việc chọn lựa chúng cũng là một niềm vui. Nếu xem thực đơn các loại thức uống sẽ phát hiện ra một loại thức uống lạ có tên là rượu Soba, tôi nghĩ bạn nên thử uống nó một lần. Nó không phải là rượu làm từ Soba, rượu Soba so với rượu truyền thống có mùi vị hơi khác một chút. Hương vị đó sau này tôi không còn được uống nữa, nhưng đó là loại rượu mà bạn sẽ không cảm thấy tiếc vì đã nếm thử một lần.

 

Chuyện đón tết ở New York

Món mực nấu của Nhật Bản


Ngoài soba ra, các món ăn khác như là các món Banchan cũng rất ngon. Nếu bạn thích rượu, tôi khuyên bạn nên dùng chung với món mực nấu. Giống như món mực dồn thịt ở Hàn Quốc, bên trong thân mực người ta dồn cơm vào và ướp với một loại nước tương có vị ngọt, nó khác với món mực dồn thịt bởi hình dáng lấp lánh của nó.

 

Chuyện đón tết ở New York
Củ sen đã được nêm gia vị,  ngưu bàng và hạt đậu xanh


Một thứ không thể bỏ qua nữa là các loại Banchan, các gia đình ở Nhật Bản cũng làm các món Banchan giống như Banchan ở Hàn Quốc. Banchan giống như là món thịt bò sốt tương hay là khoai tây chiên vậy. Ở quán Sobaya, người ta bỏ đầy Banchan vào những cái tô và để ở trên bàn, lúc đầu tôi cứ nghĩ đó là thức ăn chính. Mỗi nước có một cách thưởng thức món ăn khác nhau, nhưng các loại banchan đơn giản đó lại có một sức hút lạ tạo cho tôi cảm giác ấm áp như ở nhà.

 

Chuyện đón tết ở New York

Món soba có thanh yên đặt lên trên


Tất cả các loại Soba nóng hay lạnh đều ngon, nhưng món Soba mà tôi thích nhất đó là món Yuchasoba - là món Soba mà thỉnh thoảng  được dùng như là một món ăn đặt biệt trong thực đơn. Do khi trưc tiếp nhào bột người ta cho vào trong mì vị của quả thanh yên ( một loại quả có vỏ màu vàng) rồi trộn lên nên mỗi khi nhai mùi vị của quả thanh yên sẽ tỏa ra. Cách ăn Yuchasoba cũng tương tự như các loại Soba truyền thống khác, đó là bỏ Soba vào nước súp rồi thưởng thức.

 

Chuyện đón tết ở New York

Món soba có trứng cá hồi, nhím biển, khoai mỡ được cho vào


Bởi vì người ta cũng bỏ thêm trên mì soba trứng cá hồi, nhím biển và khoai mỡ nên không nhúng riêng mì vào trong nước súp mà đổ nước súp lên trên mì rồi ăn. Vị của nhím biển và trứng cá hồi, vị khoai mỡ, sợi mì soba cứng và nước súp hơi mặn rất hài hòa với nhau.

 

Chuyện đón tết ở New York

Nồi Udon nóng hổi


Chán soba hay là muốn ăn những món ăn nóng thì tôi sẽ tiến cử với bạn món Udon. Một trong số những người quen biết của tôi đã ăn Udon dù không phải ở nơi này, tôi bảo đảm rằng mùi vị của Udon thì vừa phong phú vừa nóng hổi. Thức ăn chiên chả cá, rau được cho vào rất đa dạng nên người Hàn Quốc nếu thưởng thức nước sốt nóng hổi được đổ vào trong tô đá thì cái nóng sẽ lan tỏa đi khắp cơ thể.

 

Chuyện đón tết ở New York

Bên phải là một cái ấm mà trong đó là nước đã dùng để luộc mì và dung để uống


 Sau khi ăn người ta sẽ dọn ra cho bạn một bình trà màu đen. Bạn sẽ nghĩ là “Cái gì đây, sao lại không có ly” thật ra nước trong đó chính là nước đã dung để luộc mì. Ở Nhật Bản tại những nhà hàng kéo mì trực tiếp người ta sẽ đem loại nước này ra cho bạn sau khi ăn xong. Lúc đầu bạn sẽ không quen với nước súp vừa nhạt và loãng này, nhưng nếu bạn thử vài lần thì sau khi ăn Soba, bạn sẽ nhớ hoài loại nước súp này.

Đối với những người dân New York, Tết  chuyển động một cách rất nhanh chóng, cứ như là nó chỉ trôi qua thôi . Vào ngày Tết của đất nước mình, tôi đã ăn món ăn mà người Nhật ăn vào trước ngày Tết. Bởi vậy, tôi tự cảm thấy ngày Tết của mình ở NewYork không hề vô nghĩa. Nếu có thể vừa sống vừa quyết tâm lại những gì ta đã quyết tâm vào năm mới thì thật sự là một việc thú vị. Bất tứ lúc nào bạn cũng hãy quyết tâm với những gì mình đã nói dù năm mới là ngày 1 tháng 1 âm lịch hoặc có thể là ngày hôm nay. Đừng thấy tiếc rằng những quyết tâm của mình vào năm mới đã qua đi, bắt đầu từ hôm nay bạn hãy thử bắt đầu lại mọi thứ.

 

Chuyện đón tết ở New York

 


THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan