Câu chuyện lấp đầy "dạ dày" thời khủng hoảng

22:11 29/08/2021

Không phải đợi tới khi kinh tết lâm vào suy thoái câu chuyện nhân viên công sở tìm cách lấp đầy “túi tiền” hay “dạ dày” của mình mới bắt đầu. Chẳng biết từ bao giờ những chiêu thức: nhày việc vì lương cao, tận dụng tiền hoa hồng ở mỗi bản hợp đồng, hay khai khống tiền công tác phí đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống công sở.

Share social

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Cái lợi có thể nhìn thấy trước mắt đó là “dạ dày”, “túi tiền” của mình được lấp đầy. Tuy nhiên, cũng không phải là không có cái hại. Hãy cùng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé!

Lấp đầy “ dạ dày” bằng cách “nhảy việc”

Khi không thoải mái với môi trường làm việc hiện tại, không được nhìn nhận đúng năng lực, hay không còn hứng thú trong công việc, chuyện chuyển công ty, thay đổi cơ quan là điều có thể dễ hiểu. Và nó mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn là tiệu cực. Có thể đây sẽ là một bước tiền mới trong công việc của bạn. 

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Khi bạn nhảy việc chỉ đơn giản vì muốn lấp đầy cái “dạ dày” của mình thì đó lại là việc khác.

Tất nhiên, nếu bạn quyết định “cắp áo ra đi” vì cảm thấy công sức của mình không được coi trọng, không xứng đáng thì hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên, hãy nhìn theo một góc độ khác. Nếu như công ty luôn cố gắng để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên và tất cả chỉ do khó khăn tạm thời, thì hãy cùng chia sẻ với công ty chứ đừng vội rời ra, "bỏ của chạy lấy người".

Hơn nữa, việc thu hút nhân lực của các công ty dựa vào tiền lương chỉ là giải pháp tạm thời trong hoàn cảnh thiếu nhân lực. Về lâu về dài, các công ty ngày càng trọng dụng và đánh giá cao sự trung thành của nhân viên, và không mong muốn bỏ phí thời gian để sử dụng nhân lực chạy theo tiền lương. Đến đây, liệu bạn có sợ rằng nếu cứ chạy theo tiếng gọi “lương cao” thì đến một lúc nào đó bạn có khả năng bị gạt ra khỏi cuộc chơi?! 

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Cuộc chiến tiền lương chỉ có tính giai đoạn, vì thế bạn phải suy xét thật cẩn trọng

Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì mau hết bệnh?

Lấp đầy “ dạ dày” bằng tiền hoa hồng của các hợp đồng

Trong công ty, mỗi phòng, bạn sẽ có những nhiệm vụ khác nhau và vì thế nảy sinh ra chuyện phòng này “kiếm cơm” nhiều hơn phòng khác. Để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng ngày, doanh nghiệp thường phải mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp. Và như thành thông lệ, khi hợp đồng được ký kết, sẽ có một khoản hoa hồng được trích lại cho người nhân viên đừng ra giao dịch.

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Nhận hoa hồng nghiễm nhiên được coi là cách “kiếm thêm” để lấp đầy “dạ dày” của không ít người

Phải thừa nhận một điều rằng, đây là một cách thức lấp đầy túi tiền rất nhanh. Và hoa hồng là khoản tiền mà người nhân viên có thể nhận và xứng đáng nếu như bản hợp đồng đã ký sẽ sinh lợi và làm cho việc kinh doanh của công ty thêm thuận lợi. Tuy nhiên nếu bản hợp đồng, hay đối tác đó không mang lại hiểu quả thực sự cho công ty mình mà người đó vẫn nhắm mắt làm ngơ, chỉ để lấp đầy cái “dạ dày”, thì đây quả thực là điều không đáng. Bởi đơn giản là bạn vừa đánh đổi lòng tự trọng trong công việc, sự tận tâm với công ty. 

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Lòng trung thành và sự trung thực của bạn sẽ bị đặt một dấu hỏi lớn

Còn rất nhiều, rất nhiều phương thức để lấp đầy túi tiền trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và với không ít người coi đây là một hành động nhỏ, chẳng phương hại gì đến lợi ích công ty. Nhưng chính những hành động nhỏ ấy lại đang khiến bạn bị mất điểm trầm trọng trong mắt đồng nghiệp và sếp. Người ta sẽ đặt dấu hỏi về lòng trung thành và sự trung thực đối với bạn, hơn nữa sự nghiệp, con đường thăng tiến của bạn sẽ phải chậm lại, thậm chí là dừng hẳn.

Lấp đầy “dạ dày” bằng những cách trên liệu có đáng?!

Câu chuyện lấp đầy “dạ dày” thời khủng hoảng

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan