Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

22:11 29/08/2021

Lễ dạm hỏi (còn gọi là lễ đính hôn) là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ với nhau. Đây là bước điệm quan trọng cho việc tiến tới hôn lễ của các cặp đôi. Theo phong tục, các nghi thức trong lễ dạm hỏi sẽ được diễn ra...

Share social

Lễ dạm hỏi (còn gọi là lễ đính hôn) là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ với nhau. Đây là bước điệm quan trọng cho việc tiến tới hôn lễ của các cặp đôi. Theo phong tục, các nghi thức trong lễ dạm hỏi sẽ được diễn ra đúng trình tự sau:

 

1. Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật

 

Khi đến nhà gái khoảng 50m, nhà trai xem lại trang phục, mâm quả và xếp đội hình. Riêng chủ hôn và phụ rể bưng khay trầu rượu vô nhà gái trước để trình được vào làm lễ hỏi. Khi chấp nhận, nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai sẽ đặt các mâm quả trước bàn thờ gia tiên. Sau khi chào hỏi, hai họ lần lượt giới thiệu những người trong gia tộc. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và các lễ vật mang đến. Đại diện nhà gái chấp nhận lễ vật và nói lời cảm ơn.

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Lễ đính hôn “hot boy” Baggio

 

Thời xưa, lễ vật tùy thuộc vào thách cưới của nhà gái nhưng nay tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và sự thỏa thuận trước đó. Về cơ bản, lễ vật không thể thiếu trầu cau, trà rượu, bánh mức, hoa quả, tiền và trang sức. Các loại bánh mức thường được nhà trai dâng tặng là bánh phu thuê, bánh hồng, bánh cốm, bánh đậu xanh, mứt sen…

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Trầu cau và các loại bánh mứt trong lễ đính hôn

 

Trong đó, bánh phu thuê được dùng phổ biến nhất. Loại bánh này tượng trưng cho ước vọng về sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu đôi lứa và sự yêu thương, che chở của tình nghĩa phu thuê.

 

2. Cô dâu ra mắt hai họ

 

Khi hai họ thực hiện nghi thức chào hỏi và trao mâm quả, cô dâu mặc áo dài, ngồi ở phòng đợi. Lúc nghi thức trao – nhận lễ vật xong, nhà gái sẽ cho phép chú rễ đón cô dâu xuống chào hai họ.

 

3. Lễ thắp hương bàn thờ gia tiên

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Cô dâu và chú rễ thắp hương trước bàn thờ gia tiên

 

Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong lễ đính hôn. Trước tiên, đại diện nhà gái sẽ mang một số vật phẩm từ mâm quả nhà trai để dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, chàng rễ đốt đôi đèn cẩn thận để cho tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn lửa cháy đều nhau, bởi ngọn lửa này tượng trưng cho sự sống, niềm lạc quan và hơn hết lửa kết nối quá khứ, tổ tiên, hiện tại. Chàng rễ sẽ khấn vái hai họ, sau mới xá 4 xá trước bàn thờ tổ tiên rồi đưa 2 ngọn đèn cho hai chủ hôn hai bên cắm lên bàn thờ. Cuối cùng, cô dâu chú rễ sẽ thắp hương bái lạy tổ tiên.

 

4. Trao nữ trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới cho nhà gái

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Công Vinh trao nhẫn cho Thủy Tiên trong lễ đính hôn

 

Sau khi cô dâu, chú rễ đeo nhẫn cho nhau, mẹ của chàng rễ sẽ đeo nữ trang cho cô dâu. Thông thường nữ trang gồm có đôi hoa tai, vòng cổ và vòng đeo tay. Nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì ít nhất cũng có đôi hoa tai. Bên cạnh trang sức, nhà trai cũng trao cho nhà gái một số tiền để biểu hiện lòng biết ước đối với công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu. Ngoài ra, số tiền đó cũng thể hiện ý muốn chia sẻ một phần chi phí hôn sự cho nhà gái. Sau đó, cô dâu chú rễ sẽ rót trà, rượu mời hai bên gia đình.

 

5. Bàn bạc về lễ cưới

 

Theo phong tục, trước khi đến nhà gái làm lễ đính hôn, gia đình chú rễ sẽ đi coi ngày để chọn ra ngày lành tháng tốt cho việc tổ chức hôn lễ. Khi đến nhà gái, nhà trai sẽ trình bày ngày đã chọn để hai gia đình thống nhất với nhau.

 

6. Nhà gái lại quả cho nhà trai

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Lễ đính hôn của ca sĩ Đăng Khôi

 

Thông thường khi nhận mâm quả của nhà trai, nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc mặn và nhà trai xin phép ra về. Lúc phân chia lễ vật, tuyệt đối không dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn và khi trả mâm quả nắp phải được để ngửa.

 

Ngày xưa, các cặp hôn phu và hôn thuê sau lễ đính hôn không được phép gặp nhau và cô gái cũng không được qua nhà trai, nhưng đến nay, quy ước này không còn khắt khe nữa.

 

Thông thường, Lễ Đính Hôn diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù Cô Dâu Chú Rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự Lễ Đính Hôn để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.

 

Các nghi thức trong lễ Đính Hôn

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24 Vina Co.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan