Bí quyết chăm sóc từng loại da cơ bản

22:11 29/08/2021

Da của một người thường không ổn định lâu dài, theo thời gian và độ tuổi, cách chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng… Ví dụ, theo quá trình trưởng thành và già đi của con người, phần nhiều da sẽ biến đổi theo thứ tự : Da dầu – Da hỗn hợp – Da khô.

Mỗi loại da cần dinh dưỡng phù hợp và chế độ chăm sóc riêng, vì thế việc xác định đúng được loại da của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo quan sát thực tế, da được chia thành 4 loại : da khô, da dầuda nhạy cảmda hỗn hợp.
 

1.Da dầu:

 

- Da có quá nhiều bã nhờn, bóng nhờn xuất hiện phần lớn khắp nơi trên bề mặt, lỗ chân lông to nở rộng, trông xỉn màu, da dày hơn, có thể xuất hiện các loại mụn như mụn trứng cá, mục bọc, mụn đầu đen, mụn mủ. Ưu điểm là da chậm lão hóa, các nếp nhăn xuất hiện trễ hơn, nhưng da không giữ được lớp nền khi trang điểm và dễ bị viêm.
 

- Cách chăm sóc: Da dầu bị mất cân bằng dầu - nước: thừa dầu nhưng thường xuyên thiếu độ ẩm (nước) cần thiết. Cốt yếu trong chăm sóc da dầu là làm sạch, cân bằng độ ẩm, dưỡng ẩm thường xuyên, ngoài ra cần loại bỏ tế bào chết để hạn chế sự tích tụ bụi bẩn trong lỗ chân lông, tránh mụn. Nên chọn sản phẩm dưỡng dạng sữa hoặc gel/kem dưỡng dịu nhẹ, dạng lỏng, mỏng, gốc nước, công thức oil-free.
 

- Chăm sóc da chuyên sâu: cần tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để làm sạch sâu cho da và sử dụng mặt nạ hút dầu.



 

2. Da khô:

 

- Ngược lại với da nhờn, da khô không tiết ra đủ lượng nhờn cần thiết. Da không bóng nhờn, lỗ chân lông nhỏ, khép kín, sắc tố da không đều, xỉn màu không sáng, bề mặt da khô ráp, sần, kém tươi, trông mệt mỏi, bình thường cảm thấy da hơi căng, sau khi rửa mặt thấy da căng đến khó chịu.
Da dễ bị mẫn đỏ, dễ bị kích ứng, dễ bị lão hóa, các nếp nhăn xuất hiện sớm. Khi trang điểm da hay bị mốc. Da khô cần được dưỡng ẩm và phục hồi sâu.
 

- Chăm sóc da khô: Cấp ẩm liên tục, chọn sản phẩm dầu cấp ẩm sâu để giữ độ ẩm cần thiết. Nên dùng kem dưỡng ẩm ngày có chỉ số chống nắng SPF cao để giúp ngăn ngừa việc mất ẩm của da do ánh nắng mặt trời. Đắp mặt nạ cấp ẩm chuyên sâu 2 lần 1 tuần.



 

3. Da hỗn hợp:


- Da có những vùng bị dầu, vùng bị khô, thường dầu ở vùng chữ T, khô hoặc thường ở vùng má.
 

- Cách chăm sóc da hỗn hợp: tốt nhất nếu có thời gian và đầu tư thì nên dùng 2 loại: sản phẩm cho da dầu ở vùng bị dầu và sản phẩm cho da khô/thường ở vùng còn lại. Trường hợp chỉ muốn sử dụng 1 loại sản phẩm thì chọn loại cân bằng dành cho da hỗn hợp.
 

- Chăm sóc chuyên sâu: loại bỏ tế bào chết hàng tuần 2 lần tại vùng chữ T và dùng mặt nạ dưỡng ẩm cho vùng da khô.



 

4. Da nhạy cảm:


Vấn đề da nhạy cảm có thể gặp ở da khô, da hỗn hợp hoặc da dầu, có thể ở dạng cấp tính, mãn tính, hoặc dạng bệnh lý. Dấu hiệu dễ nhận thấy là da mẫn đỏ ở 2 má nhiều, đỏ bề mặt, thấy đường gân máu dưới da, da hơi khô sần, lỗ chân lông to, nở rộng, sắc tố da không đều, da mỏng, kém tươi, cảm giác da bị nóng ran, bị tẩy rát và ngứa, nổi mụn, nổi hột sần, thường gặp ở da trắng và da vừa.

Khi da bị kích ứng biểu hiện ban đầu ngay lập tức da trở nên nổi mẫn đỏ, cảm giác nóng ran, ngứa, nổi những hạt nhỏ li ti thành mảng nhỏ, da sần lên.

Đối với da nhạy cảm phải cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm, nên thử sản phẩm ở 1 góc hàm từ 1-2 ngày, nếu không phản ứng thì sử dụng được.
 

- Chăm sóc da nhạy cảm: sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không cồn, không hương liệu, nguồn gốc tự nhiên. Nên duy trì chăm sóc da đơn giản để hạn chế phản ứng ngoài mong muốn. Ngoài ra, một số hãng dược mỹ phẩm có các dòng sản phẩm giúp da khoẻ và ít mẫn cảm hơn, các cậu có thể tìm hiểu và sử dụng, kiên trì sẽ có hiệu quả tốt.



Để có một làn da đẹp thì điều tiên quyết là bạn phải kiên trì. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo kiến thức về việc chăm sóc da. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn duy trì làn da tuổi thanh xuân.

chống nắng chống nắng

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích