Áp dụng các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sau, mẹ không phải lo bé biếng ăn nữa.

22:11 29/08/2021

Ăn dặm kiểu Nhật dần trở thành phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng trong quá trình cho con yêu làm quen với những thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.



Ăn dặm kiểu Nhật dần trở thành phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng trong quá trình cho con yêu làm quen với những thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Nhiều mẹ đã dành thời gian đọc sách, tìm hiểu rất nhiều trước khi bắt tay vào công cuộc cho con ăn dặm. Điển hình là mẹ trẻ 9X Lê Thu Hường (27 tuổi, hiện sống tại TP.HCM) đã lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chủ đạo và kết hợp thêm Baby Led Weaning (BLW) ở giai đoạn sau cho bé.





Mẹ Thu Hường đã thành công khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé Nếp.
 


Nhờ có mẹ chăm chỉ, lại siêng năng tìm hiểu và cất công chế biến nhiều thực đơn ăn dặm ngon, mới lạ, hấp dẫn nên bé Nếp có thói quen ăn uống rất tốt, thường “chén sạch sành sanh" khẩu phần từng bữa của mình. Bé hiện đang ở giai đoạn 3 của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, có thể ăn được nhiều loại thực phẩm mà không sợ bị dị ứng, nên chị Thu Hường bắt đầu cho bé ăn thêm các loại thịt bò, tôm, cua… để bổ sung đầy đủ hơn về dưỡng chất cho con.

 

Mời các mẹ cùng tham khảo một số thực đơn hàng ngày mà chị Hường đã chuẩn bị cho bé Nếp:

 
 
 
Một bữa ăn dặm kiểu Nhật gồm có: Cháo (tỷ lệ 1:7) phô mai, gà nấu hành tây, canh rau ngót và sữa chua (làm từ sữa mẹ) trộn xoài.


 

Cháo, cá hồi sốt đậu hũ cà chua, sữa khoai lang, bí.





Mặc dù khá mất thời gian chế biến nhưng nếu mẹ kiên trì thì con yêu sẽ luôn đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh.





Trong quá trình chế biến, các mẹ cần đảm bảo bữa ăn của con có đầy đủ ba thành phần chính: tinh bột (cháo, mì, nui, bánh mì, bún, miến, khoai lang, khoai tây...), chất xơ (rau, củ quả...) và chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...)




Áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trong thời gian đầu để giúp con có thể phân biệt được mùi vị của từng loại thực phẩm và để biết là con có dị ứng với loại nào không.





Kiểu ăn dặm này cũng giúp con có thêm phản xạ nhai và nuốt khi tăng dần độ thô của thực phẩm. 





Nếu biết cách tăng thô đúng thời điểm khi con đang tập kỹ năng nhai tầm 8 tháng thì vô cùng tốt. Ngược lại, nếu như chế biến đồ ăn nhuyễn quá sẽ qua mất giai đoạn bé tập nhai.





Trong giai đoạn phát triển các kỹ năng vận động mẹ nên làm đa dạng món ăn, làm các món sở trường của bé. 





Ngoài ra, trong quá trình ăn dặm có những giai đoạn các bé mọc răng hoặc đang phát triển kỹ năng bò, đứng, tập đi sẽ xao nhãng việc ăn. Nếu bé đang mọc răng thì mẹ nên chế biến đồ ăn nhuyễn hơn chút và thêm vào các món súp mềm sinh tố...





Các bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thể nhận biết thức ăn, phân biệt mùi vị cực tốt.





Mẹ cũng cần lưu ý việc chọn chén bát cho bé. Mẹ nên bày biện đồ ăn của con trên sản phẩm gốm sứ giống trong một số sách ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) vì khi đồ ăn của bé mới chế biến xong còn nóng đổ ra chén bát sứ sẽ yên tâm hơn là đổ ra bát nhựa.

 
Chúc các mẹ thành công!


 
Theo: Afamily
 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích