Ẩm thực và triết lý âm dương

22:11 29/08/2021

Thức ăn có vị chua, đắng nằm trong nhóm “âm”. Những món có tính nhiệt, vị cay, vị ngọt đều thuộc “dương”. Một món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng không thể “âm thịnh, dương suy” và ngược lại. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa và phân tích quy luật âm dương trong ẩm thực.

ẨM THỰC VÀ TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

Theo quan niệm và phương Đông, vạn vật tồn tại trên hành tinh này đều vận hành theo triết lý âm dương hài hòa. Thậm chí, trong ẩm thực, điều này cũng không ngoại lệ. Đó là sự kết hợp giữa những nguyên liệu, gia vị mà mỗi thứ đều mang trong mình một yếu tố âm dương nổi trội. Khi kết hợp với nhau, âm dương sẽ hòa quyện, đạt đến độ cân bằng, hài hòa.

 

 

Để xác định tính âm dương của các loại thực phẩm, người ta thường căn cứ vào vị của nó. Cụ thể, thức ăn có vị chua, đắng nằm trong nhóm “âm”. Những món có tính nhiệt, vị cay, vị ngọt đều thuộc “dương”. Như vậy, có thể nói tắt rằng, “âm” là “lạnh” và “dương” là “nóng”. Một món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng không thể “âm thịnh, dương suy” và ngược lại. Tất cả sự kết hợp đều phải đạt đến mức hài hòa. Chỉ khi đó thì cơ thể mới hấp thụ được một cách tốt nhất.

 


Ngoài yếu tố “vị”, tính âm dương của món ăn còn thể hiện qua màu sắc.


Trong nấu ăn và cách ăn, người ta phải phối hợp những nguyên liệu nóng và nguyên liệu mát để khi ăn, không bị “hỏa” hay “hàn”. Và nếu đã ăn món nhiều tính “âm” thì phải bổ sung món có nhiều tính “dương” nếu bản thân mỗi món đó không thể dung hòa âm dương.

 


Thuyết âm dương còn được đặt tên cho một loại nước chấm.

 

Liên hệ với ẩm thực Việt, có bao giờ bạn thắc mắc, hột vịt lộn phải ăn với rau răm, thịt vịt phải có nước mắm gừng, món cá lóc cuốn bánh tráng nên kèm thêm ít thịt hay như món kho cần thiết phải ăn với món canh? Tất cả đều là sự “tính toán” cẩn thận trong truyền thống cũng như công thức nấu ăn từ bao đời nay của người Việt. Cụ thể, hột vịt lộn có tính âm, cần trung hòa với tính dương của rau răm; thịt vịt cũng vốn rất “hàn”, gừng thì vốn ấm, hai thứ này kết hợp thì hài hòa vô cùng…

 


Hột vịt lộn phải kèm với rau răm.

 


 
Bánh hỏi thịt nướng (dương) kèm rau xanh (âm).

 

Quy luật âm dương ảnh hưởng rất nhiều tới những biến đổi trong cơ thể. Chúng có thể làm cho cơ thể ấm, mát dễ chịu hoặc cũng có thể gây ra sự bứt rứt khó chịu, nặng nề, thậm chí bị ức chế. Nếu chọn thức ăn có tác dụng điều hòa cơ thể đến thế cân bằng âm - dương, thì có thể giữ được trạng thái thoải mái, hưng phấn, khỏe mạnh.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa và phân tích quy luật âm dương trong ẩm thực. Bởi bản thân món ăn có liên hệ mật thiết với thể trạng, tình hình sức khỏe và sự ngon miệng của người ăn. Nghiên cứu và ứng dụng thuyết này trong ẩm thực cũng là một nét văn hóa hay của người Á Đông.

 

 
Biểu tượng âm dương được biểu hiện trên món ăn và bình rượu.

 

Bài: Vương Minh

 

 


Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích