Nút báo động cho một cuộc hôn nhân sắp chấm ứt

22:11 29/08/2021

Hôn nhân là một hành trình dài, không phải ai cũng đủ can đảm, đủ dũng cảm để vượt qua hết tất cả, sẽ có những khoảng thời gian sóng gió nổi lên, bạn có thể yên bình dập tắt nó nhưng lại có những con sóng liên tục xuất hiện khiến bạn chẳng thể kiểm soát.

Share social

Cùng nhau tiến tới lễ đường, cùng đeo vào tay nhau chiếc nhẫn của sự gắn kết, của hứa hẹn và của trách nhiệm với một gia đình cùng nhau xây dựng không có nghĩa là cả hai sẽ cứ bình yên cùng sống đến cuối đời. Hôn nhân là một hành trình dài, không phải ai cũng đủ can đảm, đủ dũng cảm để vượt qua hết tất cả, sẽ có những khoảng thời gian sóng gió nổi lên, bạn có thể yên bình dập tắt nó nhưng lại có những con sóng liên tục xuất hiện khiến bạn chẳng thể kiểm soát. Và một vài điều sau trở thành cảnh báo cho cuộc hôn nhân của bạn không thể tròn vẹn được nữa:
 

1. Cả hai không còn tâm sự nhiều như trước


Thời gian dành cho nhau bắt đầu thưa dần, chẳng còn những cuộc nói chuyện thẳng thắn. Đây là dấu hiệu tình cảm đôi bên đã bắt đầu nhạt. Hoặc là đối phương không còn đủ tin tưởng để giãi bày cùng bạn.

Nút báo động cho một cuộc hôn nhân sắp chấm ứt
Cả hai không còn tâm sự nhiều như trước

 


Hoặc là bạn không còn thiết tha gì những câu chuyện mà đối phương kể. Cả hai bắt đầu chán khi ở gần nhau. Điều này vô cùng nguy hiểm và báo hiệu sự đổ vỡ ngầm từ bên trong.

 

2. Thiếu khả năng “đánh tiếng”
 

Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu một trong hai người phát tín hiệu yêu cầu kết nối (Gottman gọi là “đánh tiếng”) mà đối tác thường xuyên đáp lại, thì cặp đôi sẽ có một kỳ nghỉ hoàn toàn thoải mái cùng một dấu hiệu tích cực cho mối quan hệ trong tương lai.
 

3. Những cuộc cãi vã với những lời cáo buộc lẫn nhau


Trong cuộc sống hôn nhân muốn giải quyết vấn đề, điều cần thiết là hãy nên trao đổi với thái độ bình tĩnh, hãy tìm mục tiêu chung với những lợi ích và tình cảm của gia đình là trên hết! Hãy dành cho nhau sự tha thứ, bao dung…đặt trên lợi ích riêng của từng người, đừng nên chỉ trích “miệt thị” nhau!
 

Nếu ngày nào đó, những lần trao đổi vẫn không có gì biến chuyển, không tìm lối thoát cho nhau, thì có lẽ ngày ấy chuyện tình đi đến hồi kết thúc!
 

4. Nghĩ rằng những lời nói “góp ý” là những lời nói chỉ trích
 

Những người có tính tự ái cao, thường “cường điệu hóa” quá mức và thường có những thái độ, hành động như vậy! Họ thường bỏ qua những lời nói góp ý chân tình, như không nghe… và như vậy vô hình chung đã tạo “bức tường thành” ở não bộ, đóng lại tất cả các thông tin mà người bạn đời muốn trao đổi.
 

Nút báo động cho một cuộc hôn nhân sắp chấm ứt

Đây là dấu hiệu của sự đổ vỡ khi mà sự nhẫn nại đã tắt dần ở người bạn đời!
 

5. Bạn đang bận rộn với những nhu cầu và các vấn đề của người khác
 

Để giải quyết cũng như tìm cách cứu vãn mối quan hệ của mình, hầu hết phụ nữ đều có xu hướng đặt lợi ích và nhu cầu của đối phương lên trước lợi ích và nhu cầu của mình. Đó dường như là bản năng của phụ nữ, bởi họ thường giữ vai trò chăm sóc người khác nên họ thường quên mất chính mình cũng đang cần những điều đó.

Và đó cũng là lúc họ vô tình tự làm tổn thương chính mình. Vậy nên nếu bạn đang cố gắng để làm cho cuộc sống của người khác trở nên dễ dàng hơn thì đó cũng là lúc bạn nên có cái nhìn nghiêm túc hơn về mối quan hệ của bạn.
 

5. Bạn cảm thấy họ không lắng nghe bạn và ngay cả bạn cũng không muốn lắng nghe
 

Bạn đã bao giờ ngồi xuống để nói chuyện rõ ràng với đối phương về mối quan hệ cũng như những rắc rối mà cả hai đang phải trải qua chưa? Khi bạn nói chuyện, bạn có nhận được sự phản hồi của đối phương hay không? Hoặc bạn có cảm thấy sẽ chẳng có gì thay đổi sau cuộc nói chuyện này hay không? Vấn đề chính nằm ở đây.

Khi một mối quan hệ không còn bền chặt như trước, sẽ chẳng có sự đồng cảm, sự lắng nghe từ cả hai phía. Chính điều đó khiến cho mọi rắc rối trở nên phức tạp hơn. Bởi vậy cách giải quyết tốt nhất là hãy thử đặt mình vào suy nghĩ của đối phương để dần thấu hiểu họ nhiều hơn.
 

6. “Chuyện ấy” nguội lạnh
 

“Chuyện ấy” chính là biểu hiện rõ nhất của việc hai vợ chồng bạn sống có hạnh phúc hay không. Sau khi kết hôn, có con, nhu cầu về “chuyện ấy” của hai vợ chồng sẽ bị hạ thấp xuống. Thậm chí đôi khi bị “bỏ bẵng”. Đây thực sự là một sai lầm. Chuyện chăn gối là một trong những điều cần phải ưu tiên đầu tiên cho đời sống vợ chồng. Nếu thiếu điều đó, sự gắn kết vợ chồng chắc chắn sẽ bị rạn nứt.

 


Chuyện tình dục xét trên phương diện tình cảm không chỉ là sợi gắn kết giữa vợ và chồng gần nhau hơn, mà còn giúp thỏa mãn cảm xúc của mỗi cá nhân. Vậy nếu bạn và bạn tình cảm thấy chán, ngại hay vì một lý do nào đó mà khước từ “chuyện chăn gối” thì sẽ là điều rất đáng lo.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan