Xếp hạng âm nhạc Billboard: Nghệ sỹ Úc nổi lên - Mỹ và Anh tụt hạng

22:11 29/08/2021

Giới thiệu album của các nghệ sỹ và nhóm nghệ sỹ: Gotye, The Black Keys, Bye Bye Sea Billboard truyền thống là bảng xếp hạng âm nhạc chính của Mỹ và Anh.

Xếp hạng âm nhạc Billboard: Nghệ sỹ Úc nổi lên - Mỹ

và Anh tụt hạng

 

 

 

Giới thiệu album của các nghệ sỹ và nhóm nghệ sỹ: Gotye, The Black Keys, Bye Bye Sea

 

Billboard truyền thống là bảng xếp hạng âm nhạc chính của Mỹ và Anh. Thỉnh thoảng, những nghệ sĩ của Úc hay xuất thân từ khu vực Châu Âu cũng vinh dự có tên trong danh sách đó, nhưng đa phần đều là trường hợp hiếm có. Tuy nhiên, gần đây, hiện tượng đặc biệt ấy lại đang diễn ra. Nhân vật chính dẫn đầu trên bảng xếp hạng Billboard về single và đứng thứ 7 về album chính là Gotye – một ca sĩ mới xuất thân từ Úc. Tôi xin giới thiệu album đang nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía thính giả yêu nhạc < Making Mirrors >. Cùng lúc, tôi cũng trình bày album của nhóm nhạc rock dẫn đầu trong giới nghệ sĩ da trắng The Black Keys, và album trở lại của nhóm nhạc độc lập Bye Bye Sea.

 

Gotye < Making Mirrors > 2011

 

Mỹ và Anh – 2 nước luôn đi đầu trong mảng âm nhạc đại chúng trên toàn thế giới đã thật sự tụt hạng. Ca khúc “Somebody that I used to know” vào mùa thu - đông năm ngoái khi chính thức ra mắt. Các fan yêu nhạc đã chiếm thế thượng ở 11 quốc gia bao gồm khu vực Châu Âu với Châu Đại Dương, còn Mỹ và Anh, ca khúc này được biết quá trễ và chỉ đứng ở thứ hạng 2 và 3 mà thôi. Ca khúc mang đậm hơi hướng của Sting, và hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm của Gotye.

 

Năm 1980, Gotye ra đời với tên thật là Wouter De Backer ở Bỉ, được 2 tuổi thì anh di dân qua Úc và chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa Anh. < Making Mirrors > được biết đến như một sự phô trương sức ảnh hưởng mạnh mẽ về những ca khúc của Anh với Gotye. Âm nhạc của anh mang đến thế giới của những năm trong khoảng thập niên 60 – 90.

 

Ca khúc “I feel better” làm sống lại bầu không khí của những năm trước đây hoàn hảo đến mức anh được gọi là Sự trở lại của nhóm nhạc Spencer Davis Group – một ban nhạc soul người Anh đã từng hoạt động trong những năm của thập niên 60, bằng giọng ca của Gotye, chúng ta thấy được phong cách soul mà anh thể hiện rất giống với Steve Winwood – một ca sĩ cực kì nổi tiếng với phong cách blue-eyed soul (nhạc soul được ca sĩ da trắng hát theo phong cách blues). Một âm sắc tuyệt vời trong bản hát song ca với cô ca sĩ người NewZealand Kimbra “Somebody I used to know” hoàn toàn chinh phục người nghe và ảnh hướng sâu sắc tới nền nhạc đại chúng trong năm vừa qua.

 

“Easy Way Out” với phong cách garage rock, giọng ca khô khốc giống như Beck và tiếng đàn ghita không mấy trong trẻo làm ta nhớ đến thập niên 60 rồi “Eyes wide open” với tiếng trống mang âm hưởng giống “Running up that hill” của Kate Bush – mẹ đỡ đầu của rock hiện đại ở Anh và làn sóng mới của thập niên 80; và “In your light” tạo nên tự do về một làn sóng mới với synthpop ( nhạc pop được diễn bằng phong cách synthesizer) của thập niên 80 cùng tiếng đàn ghita trong trẻo giống “Love the one you’re with” của Stephen Stills đều hướng đến thể loại nhạc cách đây 30 năm, nhưng điều đó không có nghĩa anh ấy trở về quá khứ mà đây chính là sự học hỏi từ cái cũ và cải tiến thành cái mới mà thôi. Âm nhạc của Gotye đi lên từ những căn bản đầu tiên và nó thật sự mãnh liệt.

 

“State of the art” với nhịp mạnh làm ta nhớ đến những ca khúc ban đầu của Police và “Smoke and mirrors” – một sự mới mẻ xa lạ với âm nhạc thế giới, sau cùng là “Giving me  a chance” mang phong cách Rock Progressive (1 phong trào âm nhạc phổ biến tại châu Âu. Phong cách này chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhạc cổ điển & jazz ) đã thể hiện một hình tượng hoàn toàn khác của anh.

 

Gotye luôn theo kịp thời đại và tiến lên trong dòng nhạc điện tử nhưng cách thể hiện âm thanh trong các ca khúc lại tương tự nhau. Album thứ 3 của Gotye  < Making Mirrors > thể hiện rõ nhận thức của anh đối với âm nhạc nhiều như thế nào. Không chỉ Hàn Quốc mà ở nước ngoài, phong cách electronic pop thực sự vẫn chưa phát triển cho lắm. < Making Mirrors > của Gotye hay < 21 > của Adele và gần đây là album < Tuskegee > của Lionel Richie đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Billboard dẫn đến lời công nhận “Âm nhạc luôn tồn tại và không phụ thuộc vào tuổi tác ”. < Making Mirrors > của Gotye với nhịp điệu mạnh được trộn lẫn hài hòa cùng tiếng trống, tiếng đàn ghita là một album tuyệt vời và độc đáo đóng vai trò trung gian trong việc mang anh ấy tới gần và gắn bó mật thiết hơn nữa với công chúng yêu nhạc.

 

Bài viết / So Seunggeun (gicsucks@hanmail.net )

 

The Black Keys < El Camino > (2011)

 

Một điều chắc chắn. Tất cả các loại hình âm nhạc đang tồn tại bắt nguồn từ quá khứ không phải cái nào cũng có thể tự do thể hiện. Tuy nhiên, nếu là ban nhạc hoạt động với “động cơ” này thì sẽ thế nào? Trong trường hợp đó, dù âm nhạc mình làm ra nhận được lời bình tốt cũng phải một lần suy nghĩ lại.

 

Trường hợp của The Black Keys vượt qua quá khứ - hiện tại với cảm giác tuyệt vời, mới mẻ và đầy sức trẻ là một trong những trường hợp như thế. Đối với những người mới đó đã trở nên nổi tiếng cũng không bao giờ bỏ qua những lời chỉ trích có ý của mọi người. Những lời khen thì ít và trong số rất nhiều thính giả nghe nhạc ngoài kia dù có cảm nhận được dòng nhạc của họ thì những fan yêu nhạc tự hào rằng mình tinh mắt sẽ không thể cứ thế cho qua những mô típ mạnh mẽ trong mỗi album của nhóm được.

 

Luôn luôn có những ca khúc thể hiện sự nghi ngờ trong đó. Một ví dụ điển hình, trong ca khúc đầu tiên “Everlasting light” của < Brothers >  - album xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng billboard mang đậm phong thái của “Mambo sun” của T.Rex “ người dẫn đầu về phong trào glam-rock”, và ca khúc cùng album “She’s long gone” lại giống với “She’s alright” đã từng được Muddy Waters “ông hoàng của blues” thể hiện.

 

Sự náo loạn về mô típ như thế (rõ ràng là có bớt nhiều so với trước đây) cũng được tiếp tục trong < El Camino >.  “Little black submarines” khá giống với “Mary Jane’s last dance” của Tom Petty And the Heartbreakers và Stairway to heaven của Led Zeppelin; “Mind eraser” là ca khúc giống “Hart attack” – một ca khúc nổi tiếng như là nhạc chủ đề của Bred Hart.

 

Không chỉ vậy,  phần đầu của ca khúc “Hell of a season” nghe giống với đoạn nhạc khác của “Lonely boy” - một ca khúc cũng nằm trong album. Các ca khúc cứ như sao chép lại với nhau, không có nét mới nào cho hình ảnh của nhóm.

 

< El Camino >  không phủ định dư luận quần chúng rằng đây là album “mang chút hơi hướng của blues và được trộn lẫn với rock tạo nên một phản ứng hóa học tuyệt vời”. Trên thực tế, đây cũng là album khá hay. Tuy nhiên nếu lưu tâm đến nhóm nhạc có king nghiệm phát hành 7 album chính qui trong 10 năm cùng chịu những sự giận sữ và đối lập liên tục thế này của nhóm thì có vẻ như chúng ta không thể nói là họ hoàn toàn hoàn hảo được, vẫn còn gì đó tiếc nuối ở trong đấy.

 

Black Keys là nhóm nhạc dẫn đầu trong phong trào blues rock. Với một nhóm như thế thì việc yêu cầu “đổi mới mô tip” truyền thống lại là một việc khó khăn? Ngụ ý của từ  “chìa khóa” – tên của nhóm rõ ràng là “trọng tâm”; nó đáng được ghi nhớ, nếu không được thế thì đây chẳng phải là một việc rất oan ức?

 

Bài viết / Yeo Inhyeop (lunarianih@naver.com)

 

ByeBye Sea < Pink Revolution > (2012)

 

“Không quá dở cũng không quá hay để ta phải đắm chìm mãi trong đó” – Từ lúc ra mắt đến giờ, Bye Bye Sea luôn bị gắn cho câu nói thế này. Dĩ nhiên là nhóm cũng biết điều điều đó.  Chúng ta nên ghi nhận nỗ lực của nhóm mặc dù album lần này thật sự vẫn chưa thành công.

 

Mini album đầu tiên  < Boy's Universe > được yêu mến nhưng album chính thức  < City Complex > lại không tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các fan yêu nhạc. Những ca khúc hay tất cả đã xuất hiện trong mini album của nhóm chẳng hạn như “My heart speaks” và “Starlight is falling”; hơn hết, ta không thể thấy được “cá tính đặc trưng riêng biệt của họ”và đây là lí do lớn nhất để mọi người không nói được câu khen ngợi cho nhóm.

 

Thật đáng tiếc vì < Pink Revolution > không thể nhận được câu bình nào hay hơn được nữa. Ca khúc “ Last night” không mang nét đồng nhất trong sắc thái thể hiện, “The Devil” là ca khúc riêng lẻ và nó vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn để được xem như ca khúc chủ đề của album.

 

Không nhất định là vì giai điệu nhưng  rõ ràng nhóm có thể nghĩ ra một cách giải quyết theo hướng khác. Nhóm viết câu chuyện của ánh sao dựa trên kí ức của từng thành viên, tìm kiếm một hình ảnh khác trong hình tượng là “những cậu bé”, concept của nhóm được cụ thể hóa. Tuy nhiên, việc không thể tạo dựng sự đa dạng hóa concept được coi như một thiếu sót trong việc phát triển ý tưởng của Bye Bye Sea.

 

Một điều may mắn là ta thấy rõ được ý chí cải thiện với những nỗi băn khoăn về hướng đi của nhóm. Sự say mê về sắc thái ban đầu được họ thay đổi và việc quyết định “Pink Revolution” là chủ đề chính thể hiện dã tâm của nhóm muốn hình tượng hóa âm nhạc của mình theo một sắc màu khác.

 

“Luminous star” với hình ảnh vũ trụ đầy sao cùng cảm nhận của một chàng trai giống “Eodumi Gipeulsurok Byeoleun Deouk Bitnanda” và “Starlight is falling”; mặc dù nhóm đang nối tiếp hình tượng cố định mà mình theo đuổi nhưng sự tiếp cận trong ca khúc “I’m changing” của Kim Gwangseok” và “Stupid bus” lại   lí giải lần nữa cho ca khúc gốc của PiPi Long Stocking – ban nhạc punk đầu tiên ở Hàn Quốc; bỏ qua chất lượng ca khúc, ta thấy đây là nỗ lực trong âm nhạc của Bye Bye Sea. Rõ ràng đây là thử thách mà nhóm muốn mở rộng hình ảnh của mình hơn nữa.

 

Nếu nghĩ lại về sự mới mẻ mà nhóm mang đến trong mini album thì lần này, chúng ta vẫn đang phân vân trong cái gọi là “trưởng thành”. Liệu nhóm đã đủ để ta công nhận điều đó? Dù sự thay đổi của nhóm được kết luận là thất bại nhưng so với điều đó thì album này của Bye Bye Sea lại có ý nghĩa nhiều nhất trong số những album đã phát hành. Niềm mong mỏi về “sự thay đổi toàn diện hoàn hảo” không thật sự mạnh mẽ nhưng có thể chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa về sự thay đổi mới này của nhóm.

 

Bài viết / Yeo Inhyeop (lunarianih@naver.com)

 

 

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của Hansae Yes24 Vina Co.,Ltd

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích