Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

22:11 29/08/2021

Đó là những loại gia vị mang hơi thở núi rừng, có thể có chút lạ lẫm cho những ai mới lần đầu thưởng thức nhưng ăn được thì thèm và dư vị của nó chắc chắn sẽ dai dẳng, khiến bạn nhớ mãi không thôi.

Share social

Đó là những loại gia vị mang hơi thở núi rừng, có thể có chút lạ lẫm cho những ai mới lần đầu thưởng thức nhưng ăn được thì thèm và dư vị của nó chắc chắn sẽ dai dẳng, khiến bạn nhớ mãi không thôi.

 

Mắc khén

 

Nếu như người vùng xuôi ướp gì, chấm gì cũng thường có muối ớt, muối tiêu thì người Tây Bắc thay bằng mắc khén. Đây là tinh hoa ẩm thực Tây Bắc. Mắc khén có mùi rất lạ: nồng nồng, cay cay nhưng ngòn ngọt, nếm vào thấy tê tê ở đầu lưỡi và một chút đắng dịu dàng. Quả mắc khén tươi có màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng; mọc theo dạng chùm; hình dạng tương đối tròn, có ngạnh; to bằng hạt tiêu non nhưng hương vị lại khác hẳn hoàn toàn so với tiêu.

 

Các món nướng sẽ không ngon nếu thiếu mắc khén. Những món ăn mà nếu người miền xuôi thưởng thức một lần, sẽ nhớ mãi không thôi. Mắc khén còn được dùng cho món chiên, kho và cho vào nước chấm.

 

 

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Hạt mắc khén

 

 

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Cá nướng mắc khén

 

Trứng kiến vàng

 

Hẳn bạn đã từng nghe qua món ăn bò một nắng muối kiến vàng? Đây là món ăn độc đáo của người Gia Lai. Độc đáo không chỉ vì bò 1 nắng ngon hết sẩy mà còn là vì vị trứng kiến vàng độc lạ. Bạn không nghe nhầm đâu, đó chính xác là trứng của con kiến vàng đấy, loại kiến sống trên cây rừng hay ở các vườn. Sau khi lấy được tổ kiến, người ta đem trụng qua nước ấm cho sạch rồi rang sơ trong chảo, sau đó thêm một chút muối, ớt vào giã nhuyễn cùng lá then len - một loại lá rừng. Thịt bò 1 nắng ngọt, dai, nướng vàng thơm phức hai mặt, chấm cùng muối kiến vàng, ngon không thể tả.

 

 

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Bò 1 nắng kiến vàng

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

 

 

Muối kiến vàng

 

Chắc chắn, nếu được dịp thưởng thức, bạn sẽ muốn ăn mãi không thôi, lại còn phải mua về 1 ít làm quà nữa chứ.

 

Mắc mật

 

Ở Sài Gòn, bạn vẫn thường thấy những bảng hiệu đề vịt nướng lá mắc mật. Bày cạnh đó là mẻ vịt nướng vàng ruộm thơm tho. Nhiều người thắc mắc không miết mắc mật là gì. Thật ra, mắc mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng của cây hồng bì núi. Tại Việt Nam, cây mắc mật được trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Trái của nó có vị chua ngọt, có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho một số món ăn. Riêng là mắc mật là loại gia vị tuyệt vời, dùng để ướp cho món thịt quay rất thơm. Riêng hạt mắc mật cũng có thể dùng để phơi khô, làm gia vị. Nói chung, nếu đến Lạng Sơn thì đừng quên thử các món ăn với loại gia vị đặc biệt này nhé.

 

 

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Lá mắc mật

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

 

 

Thịt nướng lá mắc mật

 

Hạt dổi

 

Đây là loại gia vị rất đắt, được cho là “vàng đen Tây Bắc”, có lúc giá của nó lên đến vài triệu đồng/kg. Hạt có mùi thơi ngai ngái, ngầy ngậy đặc trưng. Cây dổi được trồng nhiều ở Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai… nhưng tương truyền, hạt dổi lấy từ cây dổi mọc trên núi Na Hang (Tuyên Quang) mới là số một. Thông thường, cây phải trên 7 tuổi thì hạt mới ngon.

 

 

 

Hạt dổi

 

Hạt dổi thường được người dân Tây Bắc dùng làm gia vị chế biến các món ăn như: thịt lợn mán, thịt lợn rừng, thịt nướng, sườn nướng, gà nướng, tiết canh, các món dồi… Nhưng muốn chế biến thì phải nướng hạt dổi trước, sau đó tán nhuyễn mới có mùi thơm.

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

 



Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Bữa tiệc lợn mán không thể thiếu hạt dổi

 

Lá gừng

 

Rất nhiều món ăn Việt sử dụng các loại lá làm gia vị (thường có mùi thơm và tinh dầu) như lá chanh, lá lốt, lá quế và một loại lá tuy không phải ai cũng ăn được nhưng nếu ăn đươc sẽ ghiền là lá gừng. Lá gừng có thể dùng để ăn sống hoặc kho cá, làm chạo ốc. Lá có mùi hơi hăng và hơi khó ăn nhưng nếu nấu chín thì ngon. Người miền Trung có món cá kho lá gừng ăn vào những ngày mưa thì tuyệt vời.

 

 

Việt Nam muôn vàn gia vị lạ

Cá kho lá gừng

 

 

Minh Thư

Theo Báo Người tiêu dùng

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan