Vi khuẩn ăn thịt người xuất hiện khiến nhân loại hoang mang

22:11 29/08/2021

Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa đưa ra cảnh báo, vi khuẩn ăn thịt người gây ra căn bệnh Whitmore đã xuất hiện trở lại tại Việt Nam sau nhiều thập niên bị lãng quên.

Hiện có 12 bệnh nhân bị Whitmore điều trị ở Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tháng qua và đã có 4 người tử vong.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất. Con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn, qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn. Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng tại chỗ nhẹ hoặc nhiễm khuẩn huyết kịch phát gây tử vong nhanh chóng. Bệnh gây áp xe ở nhiều cơ quan, đặc biệt ở da, gan, lách, phổi và tuyến tiền liệt, các khớp lớn cũng có thể bị ảnh hưởng.
 

Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40-60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
 

 

Bệnh nhân thường có biểu hiện khu trú, sưng tuyến nước bọt mang tai một bên (hay gặp ở trẻ nhỏ) và dễ nhầm sang bệnh quai bị. Khi có biểu hiện nghi ngờ thì phải đến ngay cơ sở y tế có xét nghiệm Vi sinh để được làm xét nghiệm phát hiện ra vì khuẩn sớm và dùng kháng sinh phù hợp.
 

Các bác sĩ khuyến cáo, những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đặc biệt những ai có các vết thương, mụn nhọt… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.
 

Vi khuẩn ăn thịt người sống trong đất, con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có có vi khuẩn.

 

Hiện nay, Whitmore là căn bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng không được chủ quan.

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích