Về Thái Bình vãn cảnh chùa Keo

22:11 29/08/2021

Nếu ai đã từng về thăm quê lúa Thái Bình, chắc hẳn đều muốn ghé thăm ngôi chùa cổ kính vào bậc nhất của Việt Nam, đó chính là Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Nếu ai đã từng về thăm quê lúa Thái Bình, chắc hẳn đều muốn ghé thăm ngôi chùa cổ kính vào bậc nhất của Việt Nam, đó chính là Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

 

 

Bước chân vào khu di tích lịch sử chùa Keo là hình ảnh cổng tam quan soi bóng dưới mặt hồ trong xanh, phẳng lặng; tạo cho các Phật tử và du khách thập phương một cảm giác yên bình, thanh tịnh giữa chốn thiền môn.

 

 

“Bước chân vào đến cổng chùa rồi,
Bao nhiêu toan tính thảy buông rơi.
Để tâm thanh tịnh, thân thư thái,
Gương mặt tươi vui, miệng mỉm cười.”
                                           (Sưu tầm)

 

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn lối kiến trúc gỗ truyền thống có niên đại khoảng 400 năm tuổi.

 

 

 

Chùa Keo là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh Thái Bình được công nhận vào năm 2012.

 

 

 

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, chùa Keo vẫn giữ được vẻ cổ kính, uy nghiêm nơi chốn cửa Phật, vẫn giữ được lối kiến trúc độc đáo từ thời nhà Lê - thế kỷ 17.

 

 

 

 

Hàng năm chùa Keo mở hội 2 lần, Hội mùa Xuân diễn ra vào ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng chín âm lịch. Nhưng riêng năm nay, lễ hội chùa Keo mùa thu được kéo dài từ ngày mùng 10 đến hết ngày 15 tháng chín âm lịch.

 

 

Lễ hội chùa Keo được phân ra làm 2 phần chính: đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức truyền thống: Tế lễ Phật Thánh trong nội tự chùa, Bách Nhật của Đức Thánh (nghỉ các hoạt động văn hóa thể thao). Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước như: du thuyền hát giao duyên; biểu diễn võ thuật cổ truyền; thi kéo co; thi têm trầu cánh phượng và hát các làn điệu chèo; thi chọi gà; thi hát văn; thi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, đánh trống; thi leo cầu ngô + bắt vịt.

 

 

Kiến trúc nổi bật nhất trong khu di tích chùa Keo là tòa gác chuông bằng gỗ lim cao 11,04m, có ba tầng với 12 mái, mỗi mái đều có đầu đao uốn cong mềm mại, được các nghệ nhân chạm khắc rất tinh xảo. Gác chuông chùa Keo cũng chính là biểu tượng văn hóa, tâm linh của tỉnh Thái Bình, là hình ảnh quen thuộc mỗi khi nhắc đến quê hương của chị Hai năm tấn.

 

 

Chùa Keo là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và nguyên sơ vào bậc nhất ở Việt Nam, chắc chắn là điểm dừng chân lý tưởng của hầu hết các du khách khi đến thăm Thái Bình,

 

“Đi chùa cầu phúc, cầu vinh
Tôi đi vãn cảnh cho lòng bình yên”

 

 

Theo báo người tiêu dùng

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích