Văn hóa cà phê

22:11 29/08/2021

Cà phê gần như là loại thức uống phổ biến trên toàn cầu, có mặt khắp nơi trên các châu lục. Tuy nhiên, tùy nơi mà "văn hóa cà phê" mang bản sắc riêng. Văn hóa ấy định hình trong cách pha chế, lẫn tiếp thị cà phê..Nhật Bản là quốc gia châu Á như một điển hình của văn hóa cà phê...


VĂN HÓA CÀ PHÊ

 


Cà phê gần như là loại thức uống phổ biến trên toàn cầu, có mặt khắp nơi trên các châu lục. Tuy nhiên, tùy nơi mà “văn hóa cà phê” mang bản sắc riêng. Văn hóa ấy định hình trong cách pha chế, thưởng thức lẫn “tiếp thị” cà phê.
Nhật Bản là quốc gia châu Á mà chúng tôi đề cập đầu tiên như một điển hình của văn hóa cà phê. Hẳn, bạn sẽ ngạc nhiên bởi đất nước mặt trời mọc này vốn nổi tiếng với trà đạo. Nhưng điều đó không có nghĩa là người Nhật không thích cà phê.

 

 

 


Cà phê cũng là một phần trong văn hóa ăn uống Nhật Bản


Lịch sử ghi nhận, lần đầu tiên đất nước Mặt trời mọc biết đến cà phê vào năm 1877. Năm 1888, cửa hàng cà phê đầu tiên của Nhật được khai trương ở quận Ueno, Tokyo. Sau đó, các cửa hàng cà phê bắt đầu mọc lên khắp nơi trên đất Nhật.


Mỗi cửa hàng cà phê đều cố gắng để có được một tách cà phê hoàn hảo phục vụ khách hàng. Có cửa hàng chỉ sử dụng hạt cà phê Kilimajaro hoặc Mocha, quán khác lại có phương pháp pha trộn các loại hạt cà phê khác nhau theo một tỷ lệ nhất định.


Cà phê Nhật thường sử dụng đường tán để pha


Người Nhật cũng vốn xem quán cà phê là nơi lý tưởng để họ nghỉ ngơi, thư giãn, tán gẫu nên kèm theo đó là những loại hình phục vụ khác nhau như cà phê nhạc, cà phê truyện tranh. Ở Nhật, ngành công nghiệp truyện tranh thực sự phát triển nên việc kết hợp giữa cà phê và truyện tranh là điều không hề lạ.


Bên cạnh đó, cà phê Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi “cơn lốc Starbucks” - một hệ thống cà phê - bar của Mỹ “đổ bộ” lên đất nước này từ năm 1996, thu hút được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Một trong những lý lẽ thuyết phục nhất giải thích về sự thành công này là Starbucks đem lại cho khách hàng một không khí thời thượng với những loại cà phê espresso chất lượng.


Nói đến đây, hẳn phải đề cập đến văn hóa cà phê của người Mỹ. Từ năm 1983, nước Mỹ, vốn bị các trí thức Châu Âu gọi mỉa mai là “anh trọc phú” đã xuất hiện hệ thống tiệm cà phê Starbuck, mà chỉ hơn 20 năm sau nó đã trở thành hiện tượng đáng chú ý không những chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở các quốc gia có nền văn hóa cà phê lâu đời ở châu Âu.

 

 Người ta có thể đứng xếp hàng mỗi buổi sáng trước 12 ngàn quầy cà phê Starbuck có mặt khắp nơi trên thế giới, từ thành phố Wichita nhỏ bé ở một tiểu bang nông nghiệp quê mùa của nước Mỹ đến những khu phố tráng lệ của nước Anh, đến cả thủ đô Paris, cái nôi của văn hóa châu Âu. Có cái gì đó hơi công nghiệp trong hệ thống cà phê của nước Mỹ vốn thực dụng và lấy lợi ích kinh tế làm đầu nhưng có thể thấy rõ, đây là cái nôi “phân phát” nhiều sản phẩm mà thế giới cần, ngay cả cà phê.


Người Ý yêu cà phê, chẳng ai có thể phủ nhận điều đó. Một chuyên gia nghiên cứu cà phê Ý đã nói: “Không có nước Ý, không có Starbucks. Không có cà phê, nước Ý chẳng thể phát triển được”. Tuy nhiên, cà phê ngon nhất không phải được trồng ở Ý mà là được rang và ướp hương tại Ý. Ở đây, có hai loại cà phê đặc biệt nhất mà bạn không thể bỏ qua khi đến đất nước này là Espresso và Cappuccino. 


Cà phê Ý luôn tinh tế, đẹp mắt và nhiều màu sắc

 


 
Một ly cappuchino

 

 


 

Một kiểu cà phê kem

 

 

 


Việt Nam cũng là một trong những quốc gia định hình được cái gọi là văn hóa cà phê. Cà phê Việt thường đậm đặc, pha phin, nhỏ thành từng giọt. Cà phê có mặt khắp nơi, từ vỉa hè, quán cóc đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng bởi đó là thức uống của tất cả mọi người. Có tiền và thời gian thì chọn quán sang thưởng thức, bình dân hơn thì chọn quán cóc nhưng điều này không có nghĩa, thưởng thức cà phê quán cóc không thú vị. Dường như, cà phê chưa bao giờ biết phân tầng hay kén chọn đối tượng bởi đó là thức uống “phổ cập”.


 
Cà phê Việt luôn giản dị và bình dân.

 

 

 

 

Bài: Vương Minh

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích