Vài ngày trên đất Cố Đô
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Nằm chính giữa bản đồ Việt Nam hình chữ S cong cong chính là Huế, một thành phố nhỏ biết bao nhiêu thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái gọi là cổ kính và sau lắng. Du khách một khi đến Huế thì hầu như không ai muốn đi cả...
Nằm chính giữa bản đồ Việt Nam hình chữ S cong cong chính là Huế, một thành phố nhỏ biết bao nhiêu thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái gọi là cổ kính và sau lắng. Du khách một khi đến Huế thì hầu như không ai muốn đi cả bởi vì đơn giản họ yêu cái mơ mộng, họ yêu cái đẹp cổ kính hàng trăm năm mà không phai tàn và họ yêu luôn con gái xứ Huế đẹp trong tà áo dài trắng ai nhìn cũng phải động lòng.
Một khi đến Huế nếu bạn chưa đi qua cầu Tràng Tiền thì cũng coi như chưa đến Huế, cây cầu cổ kính và lâu năm được bắt qua dòng sông Hương Giang thơ mộng.Và có lẽ cầu Tràng Tiền đẹp nhất về đêm bởi vì nó được những bóng đèn màu chiếu lên cầu làm tô thêm vẽ đẹp vốn có của nó.Và làm rạng ngời hơn dòng sông Hương chảy qua nó.
Và một nơi mà bắt buộc khách ở đâu đến Huế cũng phải đi qua đó là phố đêm Huế. Phố đêm được bày bán dưới chân cầu Tràng Tiền hay còn gọi là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Ở đây người dân Huế cũng như du khách có thể mua những thứ hàng lưu niệm mà chỉ Huế mới có như “kẹo mè xửng, những bức tranh tự tay các bạn sinh viên mỹ thuật vẽ về Huế…”
Phố đêm được bày bán dưới chân cầu Tràng Tiền hay còn gọi là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Ở đây người dân Huế cũng như du khách có thể mua những thứ hàng lưu niệm mà chỉ Huế mới có như “kẹo mè xửng, những bức tranh tự tay các bạn sinh viên mỹ thuật vẽ về Huế…”
Nếu đi thấy mỏi chân thì có thể đứng lại bên thành cầu và cảm nhận được những làn gió mát từ sông Hương khiến cho ai cũng cảm thấy nhẹ nhỏm.
Cầu Tràng Tiền Huế bên cạnh phố đêm
Chắc các bạn cũng từng nghe loáng thoáng về cầu ngói Thanh Toàn rồi nhỉ, từ trung tâm thành phố Huế các bạn chạy tới chợ An Cựu rồi rẽ trái và cứ tiếp tục chạy thẳng khoảng 8 km là tới nơi.
Trên đường đi về cầu ngói các bạn chắc chắc sẽ đi qua cánh đồng lúa thơm mát, trĩu hạt và loáng thoáng đâu đó sẽ bắt gặp những chiếc xuồng nhỏ. Tôi có dịp vào đây chơi vào ban đêm, vào đêm thì người đân nơi đây chèo xuống tay cầm đèn pin rọi vào những ngọc ngách bên bờ sông để bắt ốc kiếm thêm thu nhập cho gia đình, có thể nói con người xứ Huế rất cần cù và chịu khó.
Chạy xe khoảng 15 phút nữa là tới cầu ngói Thanh Toàn, cây cầu cổ kính mà chắc chỉ ở Huế mới có, Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ ngày nay. Làng cách trung tâm thành phố Huế chừng 8 km theo đường bộ về phía Ðông.
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, có chiều dài 17m, chiều rộng 4 m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian. Cầu gỗ Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Và ngay trước mặt cầu ngói là khu chợ Thanh Toàn. Khu chợ vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, trầm mặc đặc trưng của Huế. Tạm rời cầu Ngói chúng ta đi đến một nơi mà vào những ngày rằm trăng tròn ai cũng đến thắp nhang đó là tượng phật đứng Quán Âm. Bước chân vào chốn linh địa, hình như mọi người đều cảm thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng hơn. Phần đông, những ai đến viếng thăm chốn này đều cùng chung một tâm nguyện là cầu an cho mình và người thân, mong một năm mới với nhiều may mắn, sức khỏe, vạn sự như ý.
Tượng Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát
Muốn lên chùa phải leo lên những bậc thang cao như thế này
Thắp một nén nhang kẹp vào chai nước suối, đặt ngay trước cổng chính vào bên trong chùa
Vào bên trong chùa khấn vái và cầu an
Quay trở về, nhận lấy chai nước "Cam Lồ" đã tàn hương
Đến Huế không ai là không phải ghé chân qua chùa Thiên Mụ được mệnh danh là "Đệ nhất cổ tự" đất Cố đô. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long. Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: “rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch” và khi nói xong thì bà biến đi mô chẳng ai biết.
Ngày nay chùa vẫn được tiếp tục chỉnh trang ngày càng huy hoàng, tráng lệ, luôn hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách gần xa. Trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi, rực rỡ.
Bài được viết bởi Thành viên Dương Thị Kim Linh
Sản phẩm liên quan
Thông tin mua sắm hữu ích
-
Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
Được thành lập từ năm 2021, là một doanh nghiệp phần mềm còn khá non... Xem thêm >
-
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào... Xem thêm >
-
4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Bạn nên duy trì những thói quen sau đây vào buổi tối một cách thường... Xem thêm >
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >
-
Những mẫu quần jean sành điệu khiến mọi cô nàng yêu thích
Nếu các bạn đã nhàm chán với những chiếc quần jean trơn đơn điệu, và... Xem thêm >
-
Lông mày dày và rậm nhờ những nguyên liệu rẻ tiền
Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình đôi lông mày dày và dài tự... Xem thêm >
-
Xu hướng trang điểm hot nhất năm 2020(Phần 1).
Nếu bạn là một tín đồ trang điểm thì việc cập nhật xu hướng trang điểm... Xem thêm >