Từ game ra màn ảnh

22:11 29/08/2021

Không thể phủ nhận một điều rằng nhiều trò chơi điện tử có thể tạo nên sức hút bằng câu chuyện hấp dẫn, bối cảnh kỳ ảo, giả tưởng của nó. Mặt khác thì sự cuốn hút của nhiều trò chơi chính là cảm giác được trải nghiệm...

Share social

Không thể phủ nhận một điều rằng nhiều trò chơi điện tử có thể tạo nên sức hút bằng câu chuyện hấp dẫn, bối cảnh kỳ ảo, giả tưởng của nó. Mặt khác thì sự cuốn hút của nhiều trò chơi chính là cảm giác được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc như sự sợ hãi, hồi hộp pha chút phấn chấn trong những thử thách có thể đến trong bất kỳ phút giây nào. Nhận ra những đặc điểm quý giá đó, nhiều nhà làm phim đã khéo léo chuyển thể cốt truyện của trò chơi điện tử thành tác phẩm điện ảnh, không chỉ làm nức lòng nhiều game thủ mà còn tạo một trào lưu mới và những bộ phim tuyệt vời…

 

Từ game ra màn ảnh

 

Lấy cảm hứng từ trò chơi điện tử Battleship của hãng Milton Bradley – một game ra đời từ năm 1931 và qua bàn tay nhào nặn khéo léo của đạo diễn Peter Berg, bộ phim Battleship (2012) đã vinh dự đứng vào hàng ngũ những phim đại chiến hoành tránh nhất của Hollywood. Battleship có cốt truyện đơn giản về quá trình trưởng thành từ một người lính thủy đánh bộ bốc đồng (Taylor Kitsch) đến một vị thủ lĩnh lãnh đạo hải quân Mỹ đối đầu với binh đoàn người ngoài hành tinh tuy nhiên lại không gây nhàm chán cho khán giả bởi những tình huống bất ngờ và kỹ xảo tuyệt vời.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Từ game ra màn ảnh

 

Ở bộ phim này, bạn có thể tìm thấy trong những trường đoạn giao tranh ác liệt những chiến hạm hạng nặng, những màn đấu súng, đạn pháo trên biển Hawaii làm đỏ một góc trời, những trang thiết bị, vũ khí tối tân của ngoài hành tinh được thiết kế ấn tượng và ngoài tầm hiểu biết cũng như trí tưởng tượng của con người. 250 triệu USD đầu tư của nhà sản xuất có lẽ là thực sự xứng đáng cho cảm giác sảng khoái, mãn nhãn của khán giả.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Có thể thấy rằng bộ phim Need for speed (2014) là một món quà mà đạo diễn Scott Waugh và nhà kịch bản John Gatins đã ưu ái dành cho những fan hâm mộ của series game đua xe Need for speed. Ra mắt từ năm 1994 bởi Electronic Art, dòng game đua xe này đã thực sự trở thành một phần đáng nhớ trong thời ấu thơ của nhiều người với hơn 100 triệu bản được bán khắp thế giới trong suốt 20 năm qua.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Từ game ra màn ảnh

 

Need for speed có một kịch bản thông minh khi đưa đẩy anh chàng quái xế Tobey Marshall (Aaron Paul) vào một cuộc đua xuyên nước Mỹ, vừa để báo thù kẻ đã đẩy anh vào tù, vừa để lẩn trốn cảnh sát và những kẻ có dã tâm muốn trừ khử anh. Chính vì vậy mà đường đua của bộ phim trải ra trước mắt người xem rất phong phú. Có khi đó là những con phố đông đúc xe cộ, có khi là vùng ngoại ô chìm ngập trong sỏi cát, có khi là những vách núi cheo leo, hiểm trở,… Và bằng một cái tâm của người yêu game đua xe, đạo diễn đã hạn chế xử dụng kỹ xảo điện ảnh mà hầu hết cho dàn dựng những cảnh rượt đuổi thật. Bên cạnh đó, các góc máy từ nhiều góc nhìn kể cả trong buồng lái, những khoảnh khắc slow-motion khi những chiếc siêu xe bật tung khỏi đường đua, lộn nhào trên không hay đột ngột bốc cháy,… những cảnh quay gần gũi với hình ảnh trong game ngày nào thực sự là một trải nghiệm thú vị dành cho khán giả.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Từ game ra màn ảnh

 

Một trong những thương hiệu tiêu biểu nhất của thể loại game đối kháng là trò chơi Mortal Kombat ra đời vào năm 1992. Năm 1995, khi game Mortal Kombat 3 ra mắt thì bộ phim cùng tên, chuyển thể từ trò chơi điện tử này cũng được ra đời. Lấy nội dung, bối cảnh gần sát với nguyên mẫu trong game nhưng bộ phim Mortal Kombat vẫn đủ sức gây ngạc nhiên và nức lòng khán giả hâm mộ, đồng thời thu về hơn 122 triệu USD, trở thành phim có doanh thu cao nhất trong thời điểm đó.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Từ game ra màn ảnh

 

Mortal Kombat đưa ta vào thời điểm của nhiều thế kỉ trước, khi mà các vị thần lập ra một giải đấu mang tên Cuộc chiến sinh tử. Cuộc chiến đấu này cho phép những người tham gia có quyền được xâm lược thế giới đã thua trận. Liu Kang, nhân vật chính của phim đã tham gia giải đấu này để tìm hiểu lý do vì sao em trai mình bị giết hại. Trong quá trình đó, anh gặp và kết bạn với siêu sao điện ảnh Johnny Cage và nữ điệp viên Sonya Blade. Từ đó, họ trở thành một đội sát cánh chiến đấu cùng nhau, đối đầu với những kẻ thù không mong đợi trong cuộc chiến trước khi giáp mặt với đương kim vô địch của giải đấu là hoàng tử người Shokan. Dĩ nhiên, trong một bộ phim chuyển thể từ game đối kháng thì yếu tố võ thuật phải được chú trọng hàng đầu. Mortal Kombat đã cống hiến cho khán giả những màn đối đầu đẹp mắt được dàn dựng bởi đạo diễn võ thuật nổi tiếng nhất Hồng Kông và nhiều tên tuổi diễn viên võ thuật như Robin Shou, Cary-Hiroyuki Tagawa,… Bộ phim đã trở thành nền tảng cho các phim võ thuật sau này của Mỹ.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Đại diện cho thể loại game phiêu lưu là bộ phim Prince of Persia: Sands of Time (2010). Bộ phim dẫn dắt người xem về bối cảnh của những sa mạc rộng lớn ở Ba Tư. Tại đây, nhà vua Maharaja cùng hoàng tử mà người nhận nuôi từ nhỏ là Dastan đã cai trị vương quốc và đánh bại các thế lực thù địch, chiếm được chiếc đồng hồ cát khổng lồ và con dao huyền bí có thể chi phối thời gian, trở nên bất tử. Tuy nhiên, hoàng tử Dastan đã bị tể tướng Jaffar gian ác xúi giục mở dòng cát, khiến cát tràn ngập vào nhân gian và biến tất cả thành quái vật. Từ đó, hoàng từ bắt đầu hành trình giải cứu vương quốc của mình cùng công chúa Tamina.

 

Từ game ra màn ảnh

 

Từ game ra màn ảnh

 

Ngoài cốt truyện li kì, pha trộn nhiều sắc thái cảm xúc từ nỗi đau bị phản bội, tình yêu, tình anh em gắn bó keo sơn, Prince of Persia: Sands of Time còn tạo nên sức hút từ những pha hành động ấn tượng và tạo hình giống như trong game. Các fan hâm mộ của game này có thể khoan khoái nhìn ngắm hoàng tử Dastan trong bộ giáp đính kèm song kiếm cong tuyệt đỉnh mà mình yêu thích trong các pha nhào lộn thoăn thoắt trên mái nhà, vượt những vách tường dựng đứng hay linh hoạt sử dụng các loại vũ khí như phi tiêu, đao kiếm vô cùng điệu nghệ.

 

Dù chuyển thể từ những trò chơi điện tử thuộc thể loại nào thì chúng ta cũng phải công nhận rằng điện ảnh đã tạo cơ hội để ta được nhìn ngắm một phiên bản chân thực hơn về những nhân vật mà mình yêu thích. Và những nhân vật trong game với những câu chuyện của riêng mình không chỉ là một sở thích, mà còn là một ước ao, một khát vọng muốn hoàn thiện bản thân, muốn dấn thân vào những cuộc phiêu lưu với lòng dũng cảm chờ đón những bất ngờ, thử thách.

 

Từ game ra màn ảnh

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan