Truyện Thúy Kiều gây ấn tượng với ấn bản Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Với Truyện Thúy Kiều, độc giả có thể nhanh chóng vừa thưởng thức phần chính văn, vừa điểm qua những điển cố, chú giải cần thiết để hiểu sâu hơn văn bản.
Với Truyện Thúy Kiều, độc giả có thể nhanh chóng vừa thưởng thức phần chính văn, vừa điểm qua những điển cố, chú giải cần thiết để hiểu sâu hơn văn bản.
Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, NXB Nhã Nam đã gửi đến các bạn độc giả tác phẩm Truyện Thúy Kiều, ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. Ấn bản này, được Vĩnh Hưng Long thư quán in lần đầu năm 1925 và tái bản 1927 sau khi hiệu đính chi tiết, có một vị trí khá đặc biệt.
Xuất bản tương đối sớm, qua thời gian, cuốn sách có thể nói đã trở thành một cuốn Kiều được phổ biến thuộc loại rộng rãi nhất, được độc giả biết đến nhiều nhất. Sau khi được nhà Vĩnh Hưng Long in hai lần, Truyện Thúy Kiều tiếp tục được Tân Việt, một nhà xuất bản lớn chuyên in sách giáo khoa, sách kinh điển, phổ biến kiến thức, tái bản rộng rãi… Sau đó, từ năm 1958, nhà xuất bản Phổ Thông đã cho tái bản tiếp nhiều lần. Trong số các bản Kiều quốc ngữ, bản Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo đã được công nhận là bản được phổ biến sâu rộng hơn cả qua các thế hệ người đọc gần một thế kỷ nay. Cũng cần phải nói thêm rằng, các bản Truyện Kiều do Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo mà một số nhà xuất bản đã tái bản chính là bản Truyện Thúy Kiều này, chỉ khác là đã thay tên đổi họ đi mà thôi.
Về tên Truyện Thúy Kiều, như chúng ta đã biết, cái tên “truyện Kiều” chỉ là tên gọi dân gian mà mọi người quen dùng để nói về tác phẩm, không phải là tên chính thức. Còn Truyện Thúy Kiều, chính là tên tác phẩm mà các học giả Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim đặt chính thức cho bản Kiều được hiệu đính, khảo dị của mình. Trong phần “Tựa” của ấn bản, các học giả cũng có giải thích vì sao đặt tên là Truyện Thúy Kiều như sau: “Truyện Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan là Đoạn trường tân thanh. Sau nghe đâu ông Phạm Quý Thích đổi lại là Kim, Vân, Kiều tân truyện. Nhưng vì trong truyện chỉ có Thúy Kiều là vai chính, còn Kim Trọng và Thúy Vân là vai phụ cả. Nếu đề như vậy, thì e không hợp lẽ. Vả chăng tục thường gọi là truyện Kiều, thì chi bằng ta cứ theo thói thường mà nhan là Truyện Thúy Kiều, rồi ở dưới đề thêm tên cũ Đoạn trường tân thanh, gọi là để tỏ cái ý tồn cổ.”
Với sự tồn tại, song hành của nhiều văn bản truyện Kiều, không phải ngẫu nhiên mà bản Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim lại được đánh giá cao và biết đến rộng rãi. Hữu xạ tự nhiên hương. Truyện Thúy Kiều, không nghi ngờ gì, đã được hai bậc học giả hàng đầu khảo cứu một cách kỹ lưỡng, chú giải điển cố, từ nguyên tường tận, song lại rất dễ đọc vì được trình bày theo cách tối giản, thuận tiện, nhằm mục đích chính là giúp bạn đọc hiểu và cảm được nội dung và tinh thần tác phẩm. Với Truyện Thúy Kiều, độc giả có thể nhanh chóng vừa thưởng thức phần chính văn, vừa điểm qua những điển cố, chú giải cần thiết để hiểu sâu hơn văn bản. Trong khi đó, rất nhiều bản Kiều khác, nếu không quá sơ sài, thì lại nặng nề với những so sánh dị bản, tu từ, v.v. dễ làm cho người đọc phổ thông lạc trong rừng chú thích, bảng biểu, song le lại không đầy đủ, cụ thể nhất là không khoa học bằng bản Truyện Thúy Kiều.
Do đó, Nhã Nam quyết định tái bản nguyên vẹn Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, chỉ sửa từ nếu đã trái chính tả. Ngoài ra, lần tái bản này có bổ sung thêm một số phụ bản tranh minh họa lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942. Đây là tập sách có bao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu thời bấy giờ, như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du vào năm 1942.
Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều chính là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du này, của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng là người phụ trách việc trang trí kỳ đài trong lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình. Đây là một bức tranh đẹp, dùng nhiều màu đen, có nhiều không gian cho thiết kế, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn và chính là bức vẽ mà họa sĩ vẽ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”, tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm. Họa sĩ Lê Văn Đệ, vốn là họa sĩ hàng đầu Việt Nam, được đào tạo cả ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lẫn Đại học Mỹ thuật Paris, hoàn toàn có thể đi theo những lối tả chân, tả thực rất cụ thể chi tiết khác, nhưng ở đây lại chọn vẽ theo lối tượng trưng, ước lệ, theo phong cách tranh khắc, tựu trung là một bức vẽ khá gián cách, không hề có một chút tả chân nào, và dĩ nhiên càng không nhuốm điều gì có thể coi là dung tục.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >