Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?

22:11 29/08/2021

Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trong khu vực Châu Á cũng đón ngày Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Mỗi nước đều có những hoạt động, những món ăn cổ truyền phù hợp với bản sắc dân tộc mình.

Share social

Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trong khu vực Châu Á cũng đón ngày Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Mỗi nước đều có những hoạt động, những món ăn cổ truyền phù hợp với bản sắc dân tộc mình.

 

# Trung thu tại Việt Nam


Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?
 

Tại Việt Nam, ngày tết Trung thu còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Đúng như tên gọi  Đoàn viên, Trung thu là dịp để người Việt tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ; là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau. 
 

Theo phong tục, vào ngày này, các gia đình Việt cùng ngồi quây quần bên mâm cỗ cúng trăng, gồm 5 loại quả và một cặp bánh nướng, bánh dẻo. Cũng giống như bánh chưng, bánh dày vào ngày tết Nguyên Đán, bánh trung thu cũng tượng trưng cho sự sum vầy, vỏ bánh bao bọc lấy nhân thể hiện sự đoàn kết, gắn bó. 
 

# Trung thu tại Hàn Quốc

 
Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?


Cũng giống như Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á, tết Trung thu ở Hàn Quốc (Tết Chuseok) cũng diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng đối với người Hàn Quốc được kéo dài trong 3 ngày. Trong ngày này, người Hàn Quốc dù ở đâu xa cũng trở về quây quần bên gia đình.
 

Cũng giống như bánh trung thu, bánh songpyeon là thứ không thể thiếu được trong ngày tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Bánh songpyeon có hình trăng khuyết và được làm từ bột gạo ngon nhào kỹ, bên trong có nhân đậu. Trong đêm trung thu, người Hàn Quốc sẽ mặc trang phục truyền thống hanbok rồi tập trung, nắm tay thành vòng tròn cùng nhau ca hát, nhảy múa suốt đêm.
 

# Trung thu tại Trung Quốc

 
Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?
 
Vào ngày rằm tháng tám, người Trung Quốc sẽ đón tết Trung thu, hay còn gọi là “lễ hội mặt trăng”, bằng việc ăn bánh trung thu và ngắm trăng. Họ làm lễ tế trăng, thờ mặt trăng ở ngoài trời để cầu mong mang lại sự may mắn.

Khắp nơi trên đường phố, người lớn thì giải câu đố và thả đèn hoa, trong khi trẻ con nô đùa rước lồng đèn và xem múa lân múa rồng. 


# Trung thu tại Nhật Bản

 
Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?


Khác với các nước trong khu vực, Nhật Bản tổ chức Trung Thu mỗi năm 2 lần, đó là lễ Zyuyoga (rằm tháng tám âm lịch) và Tết trăng khuyết (tháng 10 âm lịch).
 

Người Nhật thường ăn bánh Tsukimi-Dango trong ngày tết Trung thu. Bánh được xếp thành hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki (một loại cỏ lau của Nhật Bản) và hoa quả. Người Nhật quan niệm, thỏ ngọc sống trên mặt trăng, nên họ nặn nhiều loại bánh gạo mô phỏng hình thỏ ngọc và những chiếc bánh nếp tròn mô phỏng hình mặt trăng để cúng trời đất.
 

# Trung thu tại Malaysia

 

Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?

 

Người Malaysia cũng có phong tục làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp các loại đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Trong suốt mùa Trung thu tại Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp mọi nơi. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí lễ hội tưng bừng ở trên các đường phố.

 

# Trung thu tại Thái Lan

 

Trung thu giữa các nước có gì khác biệt?
 

Tết Trung thu tại Thái Lan còn được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Trong dịp này, bàn thờ của mỗi gia đình tại Thái Lan sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái Lan tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ cho Quan Âm và các vị thần tiên, mọi người ở trần gian sẽ được ban phước lành.

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan