Top 9 nghề nghiệp có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Trầm cảm là một căn bệnh của nền văn minh, của xã hội hiện đại.Các chuyên gia y tế vừa thống kê danh sách 9 nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất dựa theo số lượng nhân viên đã và đang mắc bệnh khi làm việc ở các lĩnh vực này.
Trầm cảm là một căn bệnh của nền văn minh, của xã hội hiện đại.Các chuyên gia y tế vừa thống kê danh sách 9 nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất dựa theo số lượng nhân viên đã và đang mắc bệnh khi làm việc ở các lĩnh vực này.
1/ Bảo mẫu
Đứng đầu danh sách những nghề nghiệp dễ mắc bệnh trầm cảm nhất chính là bảo mẫu cụ thể là chăm trẻ hoặc chăm người bệnh tại nhà. Theo thống kê, 11% người làm việc này thường mắc phải chứng bệnh trầm cảm do khi trông trẻ và người bệnh sẽ rất cực nhọc vì họ không có khả năng hỗ trợ hay mang đến các phản ứng tích cực.
2/ Nhân viên y tế
Bác sĩ, y tá và các nghề liên quan đến y tế thường xuyên chứng kiến sự đau đớn của người bệnh, cái chết và áp lực từ gia đình bệnh nhân nên thường rất dễ rơi vào trạng thái ray rứt và đau khổ.
3/ Nhân viên công tác xã hội
Các nhân viên công tác xã hội làm việc rất vất vả vì công việc này đòi hỏi sự lăn xả vì cộng đồng. Họ dễ bị kiệt sức do thường xuyên đối mặt với các vấn nạn xã hội, các cuộc khủng hoảng khó tìm ra hướng giải quyết.
4/ Nhân viên phục vụ đồ ăn
Việc luôn làm theo yêu cầu của khách hàng và quản lý suốt ca trực mà 10% số nhân viên phục vụ ăn uống nói chung thường dễ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, các chuyên gia nhận định đây là một công việc bạc bẽo dễ bị đối xử bạo lực và thô lỗ.
5/ Người làm ngành giải trí và nghệ thuật
Công việc trong ngành giải trí và nghệ thuật thường mắc trầm cảm do thu nhập, giờ làm không ổn định và dễ bị cô lập. Bên cạnh đó, lối sống phóng khoáng, vô tổ chức lại khiến họ nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ bị trầm cảm.
6/ Giáo viên
Giáo viên không chỉ chịu áp lực từ học sinh, phụ huynh mà phía nhà trường cũng đòi hỏi nâng cao thêm chất lượng giảng dạy. Điều này vô tình khiến họ quên cả mục đích khi đến với nghề của mình.
7/ Kế toán – tư vấn tài chính
Một công việc đòi hỏi tính toán và chính xác cao như Kế toán hay tư vấn tài chính dễ mắc bệnh trầm cảm là điều dễ hiểu. Chưa kể họ phải kiểm soát hàng trăm, hàng nghìn tỷ thì áp lực là điều không thể tránh khỏi.
8/ Nhân viên bán hàng
Các nhân viên bán hàng thường bị áp lực doanh thu khiến thu nhập bấp bênh và giờ làm việc thường kéo dài khiến họ dễ trở nên mệt mỏi và căng thẳng.
9/ Hỗ trợ khách hàng
“9 người thì 10 ý” thì việc tiếp nhận vô số yêu cầu của khách hàng, đối tác khiến các nhân viên hỗ trợ luôn cảm thấy căng thẳng. Hơn thế họ thường xuyên gặp rắc rối bởi các vấn đề phát sinh trong quá trình trao đổi và làm vừa lòng khách.
Sản phẩm liên quan
Thông tin mua sắm hữu ích
-
Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
Được thành lập từ năm 2021, là một doanh nghiệp phần mềm còn khá non... Xem thêm >
-
"Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
Thông thường mọi người sẽ có thói quen là chấm một chút nước bọt vào... Xem thêm >
-
4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Bạn nên duy trì những thói quen sau đây vào buổi tối một cách thường... Xem thêm >
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >
-
Những mẫu quần jean sành điệu khiến mọi cô nàng yêu thích
Nếu các bạn đã nhàm chán với những chiếc quần jean trơn đơn điệu, và... Xem thêm >
-
Lông mày dày và rậm nhờ những nguyên liệu rẻ tiền
Không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình đôi lông mày dày và dài tự... Xem thêm >
-
Xu hướng trang điểm hot nhất năm 2020(Phần 1).
Nếu bạn là một tín đồ trang điểm thì việc cập nhật xu hướng trang điểm... Xem thêm >