Tôi muốn thăng chức

22:11 29/08/2021

Với một người đầy tham vọng, việc thăng chức và có vị thế nhất định trong công việc luôn là một nỗi ám ảnh, hối thúc. Tôi muốn thăng chức. Nhưng làm thế nào để có thể đạt được nó đây?

Với một người đầy tham vọng, việc thăng chức và có vị thế nhất định trong công việc luôn là một nỗi ám ảnh, hối thúc. Tôi muốn thăng chức. Nhưng làm thế nào để có thể đạt được nó đây?

 

 

Muốn “thăng” cần gì?

 

Theo tôi, có 3 thứ bạn cần phải có: Tư duy, kỹ năng và kiến thức.

 

Tư duy: Điều này có thể được định nghĩa cách khác là tham vọng hoặc nghị lực. Đó là nguồn động lực bên trong của bạn. Để được thăng chức, bạn phải có tư duy để thành công ở cấp độ tiếp theo trong sự nghiệp của mình.

 

Kỹ năng: Đây là những điều bạn có thể rèn luyện và làm được. Chúng có thể là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng toán học. Ngay cả khả năng tự quản lý bản thân cũng có thể được xem là một kỹ năng. Để được thăng chức, bạn phải chứng minh được mình có những kỹ năng cần thiết để thành công ở cấp độ tiếp theo.

 

Kiến thức: Đây là thứ khác với kỹ năng - nó không phải những gì bạn có thể làm hay có được ngày một ngày hai, nhưng là thứ bạn hiểu được. Đây là một yếu tố quan trọng những nhà quản lý xem xét khi họ kiểm tra một ứng cử viên cho việc khen thưởng, thăng chức.

 

 

Nếu tự tin bạn đã hội đủ 3 yếu tố trên. Hãy hành động để thăng tiến thôi

 

Vì sao tôi mãi là nhân viên?

 

Khi bạn tự tin đã có 3 thứ đó trong tay, câu hỏi tiếp theo là: Vì sao tôi mãi là nhân viên. Câu hỏi này chắc chắn không ít người đã tự đặt ra cho mình. Vì sao vậy? Do mình chưa cố gắng, hay chưa gặp thời. Nếu là một người tham vọng, thì câu hỏi “vì sao” kia sẽ luôn là nỗi ám ảnh với bạn cả trong giấc ngủ. Tôi tin là vậy. Hãy một lần nữa tự nhìn lại mình để tim ra nguyên nhân xem sao. Ngoài yếu tố năng lực ra, có lẽ vẫn còn nhiều “cái cây” ngáng đường thăng tiến của bạn. 

 

 

Có bao nhiêu cây ngánh đường bạn?

 

Ngại nhận nhiệm vụ: Trong công ty, mỗi khi phát sinh một dự án mới hay một nhiệm vụ mới tương đối khó khăn là tôi luôn né tránh trong khi tôi biết mình có khả năng làm tốt công việc đó. Điều này khiến nhà quản lý không đánh giá cao năng lực của bạn.

 

Không có ý tưởng: Trong các buổi họp của công ty, bạn chỉ biết lắng nghe, không bao giờ đưa ra ý tưởng mới và chia sẻ ý tưởng ấy với mọi người. Việc thiếu tự tin đóng góp ý tưởng khiến nhà quản lý nghĩ bạn luôn thiếu tinh thần làm việc nhóm cũng như sự đóng góp của tôi với các dự án trong công ty.

 

Quá trú tâm vào công việc: Bạn luôn vắng mặt trong những chuyến vui chơi của công ty, các buổi liên hoan, gặp mặt đối tác hay đơn giản chỉ là những hoạt động thể thao, vui chơi trong phòng. Và bạn chỉ biết có công việc mà thôi. Điều này chưa hẳn đã là hay. Nó sẽ khiến các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do thiếu mối quan hệ, những thông tin hữu ích sẽ không đến với bạn và việc thiếu thông tin khiến chính bạn luôn bị “bơ vơ” trong công ty. 

 

 

Quá chú tâm vào công việc mà quên đi các mối quan hệ không phải là một cách hay

 

Không bổ sung kiến thức: Suốt nhiều năm làm việc, bạn chưa bao giờ theo học khóa đào tạo nghiệp vụ hay những kỹ năng để phục vụ công việc. Có thể bạn có kiến thức chuyên môn, nhưng những kiến thức ấy đã phẩn nào trở nên cũ kỹ, lạc hậu. Môi trường làm việc luôn thay đổi, cập nhật kiến thức cũng quan trọng không kém. Nó giúp bạn thích nghi nhanh với những thay đổi ấy.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích