The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

22:11 29/08/2021

Series The Purge là một chuỗi phim kinh dị đầy ẩn ý đang dần trở thành một thương hiệu gây ám ảnh đối với khán giả yêu điện ảnh, nhưng đáng nói hơn, The Purge đã bước ra đời thực theo cách mà người ta không ngờ nhất.

Share social

Series The Purge là một chuỗi phim kinh dị đầy ẩn ý đang dần trở thành một thương hiệu gây ám ảnh đối với khán giả yêu điện ảnh, nhưng đáng nói hơn, The Purge đã bước ra đời thực theo cách mà người ta không ngờ nhất.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Một ngày nào đó bạn sẽ thấy rùng mình khi những điều điên rồ trong thế giới điện ảnh bước ra đời thật.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Bức ảnh ở trên không phải trích ra trong một cuốn phim kinh dị nào mà là một nạn nhân có thật trong chiến dịch "đại thanh trừng" của tổng thống Philipines - Duterte. Người phụ nữ trong ảnh chỉ là một trong số 1900 người đã thiệt mạng trong cơn tắm máu của Buterte.

 

Những gì đang diễn ra tại Philipines trong thời điểm hiện tại cứ như cuốn phim The Purge (2013) bước ra đời thực. The Purge là một cuốn phim giả tưởng kinh dị gây được tiếng vang khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2013. Sức hút của dòng phim này đến từ cốt truyện đẫm máu mà thông thúy của chính nó. The Purge (2013) vẽ ra một nước Mỹ trong tương lai giả tưởng, đã chấp thuận cho thông qua một đạo luật quái đản mang tên "ngày thanh trừng", là ngày định kì hằng năm cho phép người dân xả hết mọi căm tức hờn giận trong 12h đồng hồ được ấn định. Đó là 12 tiếng đồng hồ mà mọi hành vi đều không bị xem là phạm pháp kể cả giết người. Một ý tưởng điên rồ trong phim được diễn giải một cách đẫm máu nhưng cũng thâm thúy vô cùng khi chuyển tải thông điệp từ sự khát máu nguyên thủy của con người cho đến sự lợi dụng tàn bạo của đám cầm quyền.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Phần 1 của The Purge chính là bộ mặt tàn khốc của con người thông qua “đêm thanh trừng” kinh hoàng của một gia đình trẻ. Thời khắc kinh hoàng mà cả gia đình đó lẫn khán giả khi chứng kiến những người ven đường, những người hàng xóm, những kẻ ganh ghét biến thành những con quái vật khát máu khi được bung ra khỏi mọi xiềng xích của pháp luật. Nhưng sau những thời khắc kinh hoàng đó, người ta nhận ra những thông điệp ngầm của The Purge khi những người chết chủ yếu trong “ngày thanh trừng” chủ yếu là những người nghèo, những người vô gia cư, những gánh nặng mà những kẻ tạo ra ngày chết chóc này muốn mượn tay người dân tiêu diệt họ, để cắt bớt những gánh nặng mà bọn chúng đang gánh.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Ở các phần tiếp theo : The Purge Anarchy (2014), The Purge: Election Year (2016), ý đồ của những kẻ tạo ra "ngày thanh trừng" này dần lộ rõ. Ngay cả khi người dân điên cuồng chém giết nhau thì chính phủ cũng vẫn không cảm thấy đủ, thế là họ cử những biệt đội ngầm đi quét sạch thêm một mớ, bao gồm cả những kẻ vô gia cư, người nghèo, kẻ yếu hay những đối thủ chính trị của họ... tất cả những kẻ không có khả năng tự vệ trong 12h vô chính phủ sẽ chết như thế. Một ngày thanh trừng với danh nghĩa "giải stress" cho người dân nhưng thực chất để chính phủ tiêu diệt những "gánh nặng" của họ, những người yếu ớt sẽ bị tiêu diệt và những khó khăn mà chính phủ không giải quyết được cũng sẽ biến mất.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Tổng thống Philippine:  Rodrigo Duterte

 

Một cuốn phim không dễ xem, nhưng sẽ rất thú vị với những ai thích đào sâu hơn về nội dung. Không biết tổng thống Rodrigo Duterte, biệt danh "kẻ trừng phạt", có phải là fan ruột của phim này không, nhưng kế hoạch của ông cứ như mang bộ phim này ra đời thực. Ông Duterte trúng cử tổng thống Philippines nhờ cam kết sẽ dẹp bỏ tệ nạn ma túy và từng cảnh báo các tay buôn chất cấm rằng "họ có thể sẽ chết nếu không hoàn lương", nhưng cách mà ông tiến hành thì không ai có thể ngờ tới.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Hình ảnh những thi thể bị trói chân tay nằm trên đường phố đang dần trở nên quen mắt ở đất nước Philippines. Những cảnh tưởng như chỉ có ở Mexico, nơi các băng đảng ma túy liên tiếp gây ra các vụ thanh trừng lẫn nhau, thì bây giờ rải rác khắp Philippines với cảnh sát là lực lượng đảm trách nhiệm vụ tiêu diệt những kẻ buôn bán ma túy dù chưa qua xét xử.

 

Công bằng mà nói ý nghĩa chiến dịch của ông Duterte là đúng, nhưng cách làm của ông thì quá khủng khiếp. Những người bị giết không bao giờ có cơ hội được xét xử tại tòa. Cái giá mà họ trả chính là mạng sống. Nhiều nạn nhân của cuộc chiến chống ma túy không liên quan tới ma túy như những người đã chết khi một quả lựu đạn nổ trong nhà tù ở thành phố Paranaque làm 10 tù nhân thiệt mạng, trong đó có 8 người chờ hầu tòa vì cáo buộc liên quan tới ma túy.

 

Điều đáng nói hơn, nhằm thể hiện quyết tâm chống tội phạm ma túy, Tổng thống Duterte khẳng định ông sẽ ân xá cho các cảnh sát nếu họ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trong các cuộc truy quét tiêu diệt những kẻ buôn bán ma túy. Và như thế, có những kẻ hưởng ứng "sự bảo bọc" của Duterte đã tranh thủ xứ lí kẻ thù của họ bởi giờ đây không ai quan tâm tới những cái xác chết ở giữa đường, miễn là có một tờ giấy nằm gần đó, "đây là một tên bán ma túy".

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Càng bị phản đối, Duterte càng điên cuồng hơn với cuộc thanh trừng hơn. Điều đáng buồn là có không ít kẻ hả hê với cuộc tắm máu của Duterte, những kẻ thiếu suy nghĩ ở Philipines, lẫn những kẻ ủng hộ ông trên cái gọi là "cộng đồng mạng". Họ chỉ biết hả hê trước sự an toàn "mong manh" của họ, trước cái mác "thanh trừng" đẹp đẽ, mà bỏ qua cái gọi là xét xử, công bằng cho những người đã chết. Pháp luật đặt ra là để cho mọi người đều có ít nhất một cơ hội để tự bảo vệ mình trước mọi sự cáo buộc, nhưng khi cái ác được dung túng bởi kẻ cầm đầu lẫn cộng đồng, nó sẽ càn quét tất cả, những "gánh nặng" của riêng nó, những kẻ thù của riêng nó khi mà không ai quan tâm tới những cái xác bất động trên đường nữa.

 

The Purge - nỗi ám ảnh từ phim ảnh ra đời thực

 

Cảnh trong phim The Purge: The Election Year (2016)

 

Rất lạ lùng nhưng cũng thấm thía khi một bộ phim bằng cách nào đó đã bước vào đời thực. Và nó cũng gợi đi một thông điệp đanh thép cho những người còn “đang yên bình”: Đừng bao giờ thờ ơ trước xương máu của đồng loại, bởi vì một khi không còn sự kiềm chế của kỉ cương, pháp luật, ngày nào đó, chính bạn sẽ là cái xác nằm bất động trên đường trong sự vô tâm của đồng loại.

 

 

Hoàng Hưng

Theo Báo Người tiêu dùng

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan