The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

22:11 29/08/2021

Nếu cả cuộc đời rộng dài này là một bộ phim, mỗi người chúng ta đang góp vào nó rất nhiều những câu thoại. Và như nhà triết học Pythagore từng nói: “Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn”, khẳng khái hay rụt rè, dịu dàng hay chát chúa,...

Share social

Nếu cả cuộc đời rộng dài này là một bộ phim, mỗi người chúng ta đang góp vào nó rất nhiều những câu thoại. Và như nhà triết học Pythagore từng nói: “Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn”, khẳng khái hay rụt rè, dịu dàng hay chát chúa, trầm hùng hay thánh thót, du dương,…  những câu thoại đó, những giọng nói đó quyết định xem chúng ta là nhân vật chính hay nhân vật phụ, rằng con người chúng ta như thế nào, rằng chúng ta là ai.

 

The King’s Speech là một bộ phim theo thể loại chân dung, tự truyện độc đáo, sản xuất năm 2010. Qua đó, người xem có dịp tìm hiểu kĩ hơn về một nhân vật lớn trong cuốn phim của nhân loại - Vua George VI của nước Anh, người đàn ông  với một giọng nói lắp.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

Bộ phim mở ra tại sân vận động Wembley chật kín người tham dự Triển lãm Hoàng gia Anh. Vua George VI, lúc này vẫn còn là hoàng tử Albert, công tước York (Colin Firth thủ vai) đứng trên khán đài với bài phát biểu của mình, vẻ mặt căng thẳng, môi mấp máy những câu đứt quãng, những từ không rõ ràng, rồi dần dần trở nên im lặng trước những ánh mắt soi mói, tò mò. Albert gần như đã tuyệt vọng vì bao nhiêu sĩ cũng chưa thể chữa khỏi tật nói lắp cho ngài.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

Thật tử tế nếu chúng ta làm quen và hiểu một ai đó với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của họ. Bộ phim này cũng vậy. Nó tử tế theo cách không phủ lên bản thân mình thứ cảm hứng huyền thoại hào nhoáng, bóng bẩy khi nói về nói một nhân vật lịch sử bằng cách kể về những chiến công hoặc để phim trôi chảy theo từng mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Đạo diễn Tom Hooper lựa chọn giai đoạn vua George trước khi lên ngôi với những khúc mắc, những mâu thuẫn nội tâm, những vấn đề riêng tư rất “đời”, rất “người”. Qua đó, vua George VI được khắc họa không phải hoàn hảo như một bức tượng đồng mà là một con người bằng xương bằng thịt sống động, chân thật và gần gũi. Một người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng yếu đuối, bất lực với một cố tật theo ông từ thuở nhỏ. Một con người hoàng tộc khảng khái, hùng dũng nhưng cũng có lúc chạnh lòng vì không thể kể lại rành mạch một câu chuyện cổ tích cho các con, nghẹn ngào với vợ vì bản thân mình chưa hoàn hảo.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

“Nếu ở nhà tôi, phải theo quy tắc của tôi. Yêu cầu trên hết là lòng tin và sự bình đẳng tuyệt đối.” Qua vài lời giới thiệu, Albert được vợ ngài dẫn đến gặp vị bác sĩ kì lạ Lionel Logue (Geoffrey Rush) -  một ngoại lệ hiếm gặp khi hoàng tử phải đích thân đến gặp bác sĩ thay vì ngược lại. Trước những phương pháp kì quặc và thái độ điềm đạm, ân cần của Lionel, Albert dần bị thuyết phục, thái độ lạnh lùng đầy tự tôn của một hoàng tử trước một thường dân dần được thay thế bằng sự hợp tác, sự cởi mở của một bệnh nhân đối với bác sĩ, của một người cần giúp đỡ đối với người đang cố giải quyết vấn đề giúp mình và cuối cùng là sự thoải mái, tin tưởng giữa những người bạn.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

Quá trình tập luyện khắc phục tật nói lắp của Albert cũng là một ẩn dụ sâu xa về quá trình trưởng thành của một hoàng tử trước khi bước lên ngôi vị để gánh vác giang sơn. Lòng kiêu hãnh, sự tự ái của một người mấy mươi năm quen được kẻ khác cúi đầu, quen được cung phụng, được suy tôn phải được dẹp bỏ để trở nên bình đẳng với Lionel. Bình đẳng vốn là cốt lõi cho mọi sự thấu hiểu giữa con người với con người, càng quan trọng hơn đối với một bậc quân vương phải hiểu, phải biết lắng nghe để biết sống vì hàng ngàn, hàng triệu con người khác.

 

Hoàng tử phải chấp nhận để Lionel gọi bằng tên gọi trong gia đình, phải chấp nhận không được hút thuốc nhưng lại được phép nói những lời thô tục, được biến những câu nói bình thường thành lời hát dù nó là một chất giọng ồm ồm ngớ ngẩn và được giải bày, tâm sự về những bất hạnh tuổi thơ, những áp lực trong một gia đình hoàng tộc. Sự kiên trì, khổ luyện hoàn thành những bài tập của Lionel dần dần giúp Albert trưởng thành, bản lĩnh và dũng cảm hơn. Lionel giúp Albert có thêm lòng tin và can đảm để nhận lấy trọng trách của một đức vua thay vì sợ sệt rằng nhân dân chẳng hề cần đến một ông vua nói lắp hay ngài sinh ra không phải để trở thành vua. Hóa ra, kể cả với bậc quân vương, niềm tin bị đánh mất cũng có thể ngăn cản, kìm hãm sự vĩ đại của bản thân mỗi người.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

Một tượng vàng Oscar là quá xứng đáng cho diễn xuất của diễn viên Colin Firth trong bộ phim này. Colin đã cho người xem thấy được một khí chất quân vương, hiên ngang, mạnh mẽ và cả những chuyển biến nội tâm phức tạp mà một hoàng tử phải kìm nén, che giấu đằng sau vẻ cao quý chỉ bằng ánh mắt và những ngôn ngữ cơ thể. Đặc biệt là trong bài diễn văn cuối phim, khi nhà vua đã vượt lên chính mình, đọc rành rọt lời kêu gọi cả dân tộc phải kiên cường trước chiến tranh, Colin Firth đã dùng chất giọng đanh thép, khúc chiết mà chan chứa cảm xúc để diễn tả sự hào hùng của một lời hiệu triệu âm vang vọng ý nguyện và tinh thần của cả một dân tộc. Khi sâu lắng, khi oai nghiêm, những lo lắng, trăn trở, nhưng đồng lời cũng là những kỳ vọng, là niềm tin sắt đá được nhà vua gửi đến tình trái tim nhân dân, được nhân dân nuốt lấy từng lời rồi nồng nhiệt hân hoan hưởng ứng.

 

Bộ phim đã thành công khi khắc hoạ một trong những con người có ảnh hưởng lớn nhất tới nước Anh, không phải bằng những số liệu chiến tranh, mà bằng việc mô tả một tinh thần kiên cường, lạc quan, một tấm lòng yêu nước, lo cho dân, một khí chất mạnh mẽ, hùng dũng trong cuộc chiến với những hạn chế của chính mình – cũng là cuộc chiến lớn nhất của mỗi con người.

 

The King's Speech (2010): Một giọng nói, một con người

 

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan