Thất nghiệp vì đâu nên nỗi?

22:11 29/08/2021

Bạn có đôi chút hành diện vì mình đã tốt nghiệp đại học với tâm bằng thuộc loại khá; Bạn tự tin rằng mình sẽ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của nhà tuyển dụng.

Thất nghiệp vì đâu nên nỗi?

 

 

 

Bạn có đôi chút hành diện vì mình đã tốt nghiệp đại học với tâm bằng thuộc loại khá; Bạn tự tin rằng mình sẽ đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đã qua một năm, thậm chí là lâu hơn nữa điệp khúc “thất nghiệp” vẫn cứ đeo bám bạn. Vì sao nên nỗi?

 

 

Có phải nguyên nhân từ kinh tế?

 

Quả thực trong khoảng 3 năm trở lại đây, sự suy thoái của kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày. Số công ty đóng cửa, phá sản hay đơn giản là thu hẹp quy mô sản xuất ngày càng nhiều, khiến cho cơ hội có việc của các bạn trẻ, nhất là những người mới ra trường không thực sự nhiều. Dù vậy, nếu bạn đang lâm vào tình cảnh lao đao kiếm việc thì đừng nên đổ hết lỗi cho nền kinh tế khó khăn, bởi vẫn còn rất nhiều công việc đang chờ bạn. Chính bạn là người quyết định cách mình thể hiện và thuyết phục nhà tuyển dụng nên tuyển bạn. 

 

 

Trong khó khăn luôn luôn có cơ hội

 

Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến bạn phải chịu cảnh thất nghiệp kéo dài:

 

Bạn còn thiếu kỹ năng xin việc

 

Có một người bạn kể về một tình huống đã gặp phải trong thời gian đầu khi xin việc:
Nhà tuyển dụng hỏi rằng: “Bạn dự định làm cho công ty này trong thời gian bao lâu.” Câu ta không ngần ngại trả lời: “Trong vòng 4 đến 5 năm”. Theo bạn câu hỏi này có thực sự hay và thuyết phục? Với tôi, đây là câu trả lời thiếu thuyết phục và nó bộc lộ sự thiếu kỹ năng, kinh nghiệm của người bạn này. 

 

 

Dù thất bại hay thành công, thì mỗi lần đối mặt với nhà tuyển dụng là mỗi lần bạn học thêm được một điều mới.

 

Kỹ năng phỏng vấn, xin việc là một loại kỹ năng mềm khó có thể được trang bị trong nhà trường. Nó chỉ được tích lũy theo năm tháng trong quá trình bạn xin việc. Vì thế muốn có được những kỹ năng này, cách hiệu quả nhất đối với những bạn mới ra trường chính là phải tự mình trải nghiệm nó, thông qua những lần phỏng vấn xin việc.

 

Bạn đã thực sự hiểu mình?

 

Bạn có biết mình thực sự giỏi việc gì? Kỹ năng tốt nhất của bạn là gì? Điều gì khiến bạn khác biệt so với những ứng viên khác?… Hàng tá câu hỏi cần phải có lời giải. Nếu không có câu trả lời cho những câu hỏi này, thì đúng là bạn đang không thực sự hiểu về bản thân mình và đang tìm việc một cách mất phương hướng. Hãy tạm dừng lại để suy ngẫm. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn trong lúc này là phải định hường lại bản thân mình.

 

 

Bạn phải hiểu mình mạnh hay yếu ở đâu thì mới tìm được một công việc phù hợp với khả năng mà mình đang có

 

Chưa tìm hiểu kỹ về công ty hay vị trí tuyển dụng

 

Trong binh pháp Tôn Tử có viết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn đã biết bạn giỏi cái gì, yếu ở điểm nào, thì cũng cần phải tìm hiểu xem công việc hay công ty mà bạn đang ứng tuyển sẽ có những yêu cầu gì… 

 

 

Những người tìm việc thành công thường dành thời gian để nghiên cứu điều nhà tuyển dụng muốn ở họ.

 

Việc viết CV ấn tượng sẽ dễ dàng hơn khi bạn dành thời gian học hỏi về tổ chức nơi bạn muốn làm việc. Cũng chính điểu này sẽ giúp bạn khoanh vùng lại những công ty, hay vị trí công việc thực sự phù hợp với mình.

 

Điều cuối cùng: Phải biết cách PR bản thân

 

Khi bạn nỗ lực hoạt động trong một cộng đồng trực tuyến và kết nối với những người khác trong lĩnh vực của mình, bạn xây dựng mạng lưới nhóm người biết tới mình, thích, tin tưởng bạn và làm tăng những cơ hội tiềm năng đến với bạn. 

 

 

Cơ hội sẽ đến nếu mạng lưới thông tin của bạn được trải rộng khắp

 

Hãy đón nhận cơ hội và để mọi người tập trung vào bạn, hướng tới một số nhà tuyển dụng và chăm sóc mạng lưới quan hệ cả trực tiếp và trực tuyến. Cơ hội việc làm sẽ này sinh từ chính những mối quan hệ mà bạn gây dựng được.

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích