Tăng lương hợp lý thời khủng hoảng

22:11 29/08/2021

Thời buổi kinh tế khủng hoảng, tôi cứ nghĩ rằng, có được một công việc đã là khó khăn, chứ đừng nói đến chuyện có được mức lương cao hơn. Tại Việt Nam, chuyện đề nghị tăng lương còn trở nên nan giải hơn vì người lao động Việt vốn quá thụ động trong vấn đề này.

Tăng lương hợp lý thời khủng hoảng

 

 

 

Thời buổi kinh tế khủng hoảng, tôi cứ nghĩ rằng, có được một công việc đã là khó khăn, chứ đừng nói đến chuyện có được mức lương cao hơn. Tại Việt Nam, chuyện đề nghị tăng lương còn trở nên nan giải hơn vì người lao động Việt vốn quá thụ động trong vấn đề này. 

 

 

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, bạn vẫn hoàn toàn có thể đạt được mức lương mong muốn nếu như bạn quyết tâm và có một chiến lược thương lượng khéo léo với sếp của mình.

 

Dưới đây là một số gợi ý nhỏ của tôi:

 

Sự tự tin quyết định % thắng lợi:Thái độ tự tin của bạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đề nghị tăng lương của mình. Hãy đối diện với sếp bằng sự tự tin và thể hiện cho họ thấy bạn là người bình tĩnh, quyết đoán, nổi bật ra sao. Hãy thể hiện một cách tinh tế rằng bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác ngoài công việc ở đây.

 

 

Sự tự tin giúp bạn chiếm được ưu thế khi phải nói đến vấn đề “tế nhị” với sếp.

 

Tăng lương không phải là "ước muốn" mà là "xứng đáng": Bạn được tăng lương vì bạn xứng đáng được như vậy chứ không phải vì bạn muốn được như vậy. Đấy là nguyên tắc bạn cần phải nhớ đến khi muốn đàm phán tăng lương. Hãy đề xuất sếp tăng lương dựa trên năng lực, phẩm chất, khả năng của chính bạn - cái mà bạn đáng được hưởng - thay vì những lý do chung chung kiểu: bây giờ đang là thời điểm trượt giá, giá cả đắt đỏ, cuộc sống khó khăn... Nếu bạn đưa ra lý do này, không chỉ bạn mà rất nhiều người khác làm việc ít hơn bạn, năng lực kém hơn bạn cũng sẽ được tăng lương

 

 

Câu xin sự thương hại là một sai lầm nghiêm trọng khi muốn tăng lương

 

Nắm chắc những lợi thế bạn có: Công ty sẽ không tăng lương nếu bạn chỉ đơn thuần mô tả công việc đang làm. Thay vào đó, hãy nói với giám đốc nhân sự rằng bạn đủ khả năng giải quyết những vấn đề lớn: làm tăng doanh số công ty, điều hành công việc hiệu quả và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng, giúp công ty tiết kiệm được tiền bạc và thời gian, từng góp phần đem lại những cơ hội ký kết hợp đồng lớn cho công ty… 

 

 

Một nhân viên đa năng, có thể cáng đáng được nhiều vị trí khách nhau luôn được đánh giá cao

 

Đàm phán cả những lợi ích ngoài lương: Trong trường hợp ngân sách của công ty gần như đóng băng, bạn có thể đàm phán những lợi ích khác như tăng thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt hoặc làm việc tại nhà... Trong đó làm việc tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn.

 

Hơn nữa, lương cao chưa chắc đã đảm bảo chỉ sổ thỏa mãn cao nhất. Bạn có thể sẽ hài lòng hơn với mức lương thấp hơn nhưng được tạo điều kiện thỉnh thoảng làm việc tại nhà để chăm sóc con nhỏ hay nhận được chế độ ưu đãi hấp dẫn khác. 

 

 

Hãy chú ý tới gói lợi ích trọn gói, không chỉ tiền lương khi thương lượng với nhà tuyển dụng.

 

Cuối cùng là đề nghị đúng thời điểm: Nếu công ty đang trong giai đoạn khủng hoảng và một nửa nhân viên công ty bị giảm lương, thì chẳng dại gì mà bạn lại đòi tăng lương trong hoàn cảnh này cả đúng không nào? Bạn hãy kiên nhẫn chờ thêm cho đến khi tình hình sang sủa hơn. Đề nghị tăng lương không đúng thời điểm, bạn không những không nhận được sự đồng ý mà còn có thể "mất điểm" trong mắt sếp.

 

 

Sản phẩm liên quan

Thông tin mua sắm hữu ích