Tản mạn trà

22:11 29/08/2021

Là một phần của văn hóa, trà từ lâu đã là thức uống cổ truyền của người châu Á, trong đó đi đầu là Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của trà còn rộng hơn như thế.

Share social

 

Tản mạn trà

               

       

Là một phần của văn hóa, trà từ lâu đã là thức uống cổ truyền của người châu Á, trong đó đi đầu là Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của trà còn rộng hơn như thế.

 

 Tản mạn trà
Trà từ lâu đã là một nét đẹp văn hóa

   

         

Những điển cố lịch sử

       

Không thể phủ nhận, Trung Quốc là cái nôi của trà và văn hóa trà nói chung. Theo đó, những câu chuyện về nguồn gốc của trà được lý giải cũng xuất phát từ xứ sở Vạn Lý Trường Thành này. Trong đó, nhiều tư liệu đã ghi chép và “chứng minh” được rằng chính Thần Nông - vị hoàng đế Trung Hoa cổ đại - là ông tổ ngành trà của Trung Hoa. Trị vì cách đây 5.000 năm, Thần Nông nổi tiếng về sự thông thái trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về khoa học và nghệ thuật. Tục truyền, thuận theo sở thích của nhà vua, các cung nữ thường dâng nước nóng cho ngài ngự thiện. Trong một lần rong ruổi cùng đoàn cận vệ lên đỉnh núi, ngài nghỉ lại dưới một bụi cây. Lá của cây này tình cờ rơi vào tách nước nóng thị nữ đang dâng vua và làm nước chuyển sang màu nâu nhạt. Là người có kiến thức uyên thâm, vị hoàng đế nhận biết ngay mình đang được thưởng thức một loại nước thần kỳ, từng giọt của nó khiến tinh thần trở nên phấn chấn, sảng khoái. Trà đã ra đời, từ khoảnh khắc tình cờ ấy.

 

Tản mạn trà
Thần Nông – ông tổ ngành trà Trung Hoa

  

Không biết điều này có căn cứ hay không nhưng lịch sử trà dường như cũng lâu đời như chính lịch sử phát triển của xã hội loài người. Từ lá trà sơ khai, nguyên thủy, người ta lại nghĩ ra hằng hà sa số những cách thưởng trà từ cung đình, kỳ công cho đến đơn giản.

 

Tản mạn trà
Trà có thể thưởng thức kiểu cung đình

      

    

Tản mạn trà
Hoặc dân dã thế này

  

 
Trà được ướp hương, tẩm hoa, thậm chí chôn cất đến hàng trăm năm trước khi thưởng thức. Và nếu là dân sành trà, hẳn bạn đã từng nghe qua trà trảm mã. Tục kể rằng, đây là thú thưởng trà của các bậc đế vương. Ngựa được bỏ đói và làm no bằng cách cho ăn đầy trà. Sau đó, người ta tiến hành giết ngựa, để lấy trà chứa trong dạ dày. Trà này được đem chôn cất kỹ lưỡng, đến hàng mấy mươi năm mới lấy ra dùng. Quả là cách thưởng trà… dã man.

            

         

Khi trà trở thành nghệ thuật

               
Khi nói đến đỉnh cao của nghệ thuật thưởng trà, phải kể đến trà đạo của Nhật. Nghệ thuật pha trà đã được nâng lên thành môn học đỉnh cao. Người uống và pha trà phải từ tốn, chừng mực, dùng tâm để cảm, dùng trí để bình. Người ta đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà. Do đó, hiểu và thưởng thức được trà đạo là một sự tinh tế và là một quá trình rèn luyện không ngưng nghỉ.

             

  Tản mạn trà
Uống trà phải thật thanh tao

 

Tản mạn trà
…nhã nhặn

               

Tản mạn trà
Hớp trà phải từ tốn

           

   Tản mạn trà
...và hết sức chừng mực

 

 
Bên cạnh đó, dụng cụ pha trà cũng được chăm chút khá kỹ lưỡng. Bình pha trà thường không quá lớn, chất liệu thường thấy là sứ với hoa văn tinh xảo. Chum uống trà cũng vừa miệng hớp, thanh tao và nhã nhặn. Không gian uống trà phải tịnh tâm và thư thái. Có như thế, việc thưởng trà mới đạt đến cực đỉnh của nghệ thuật.

            

Tản mạn trà
Bình trà thường làm bằng gốm nung

 

Tản mạn trà
 
Chum trà phải nhỏ nhắn

  

Pha “trà đạo”

  

 

Tản mạn trà
Muốn học trà đạo, phải có những dụng cụ như thế này

 

 

Tản mạn trà
Kế đến là các loại trà

 

 

Tản mạn trà
Pha trà một cách bài bản

 

 

Tản mạn trà
Cuối cùng là rót ra chum và thưởng thức

 

 
Trà từ lâu được xem như đặc quyền của người châu Á, thậm chí nó được mặc định như một sản phẩm của Trung Hoa hay Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới, người ta cũng chuộng trà không kém. Ví như người Nga có trà đen, người Ai Cập hiếu khách với trà ngọt. Thậm chí ở Anh và Mỹ người ta có “giờ trà” hẳn hoi. Ngoài ra, có những tên trà đã gắn với tục vui từng quốc gia như: Ấn Độ có trà liếm, Brazil có trà hít, người Djibouti có trà nhấm hay kiểu trà lắc đầu của Bungary… Xem ra, trà dường như có mặt khắp nơi trên thế giới và sức hút của nó không kém gì cà phê hay rượu bia.

 
Thậm chí, giới teen ngày nay cũng đã có loại trà cho riêng mình, đó là trà sữa. Trà sữa cũng là sản phẩm sáng tạo từ trà đấy thôi!

 

Vương Minh

 

Tản mạn trà

Nội dung bài viết trên cafestyle thuộc sở hữu của HansaeYes24.,Ltd

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan