Tại sao người Việt Nam GATO?

22:11 29/08/2021

Tác giả Trần Hùng John tiếp tục đưa ra những nhận định của mình về việc nuôi dạy con cái. Trong đó, những điều tưởng chừng vô hại lại góp phần tạo nên tính GATO của con nhỏ.

Share social

Tác giả Trần Hùng John tiếp tục đưa ra những nhận định của mình về việc nuôi dạy con cái. Trong đó, những điều tưởng chừng vô hại lại góp phần tạo nên tính GATO của con nhỏ.

 

Thường xuyên so sánh

 

Vấn đề GATO giữa người này với người kia hoặc của một nhóm người dành cho một người thành đạt hơn mình ngày càng phổ biến. Trần Hùng John (tác giả quyển sách John đi tìm Hùng) nhận định: “GATO là một vấn đề lớn và trầm trọng giữa người Việt với người Việt. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở việc “ném đá” những người nổi tiếng và đạt được một thành công nhất định (điển hình như vụ Flappy bird) mà còn xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè của chính chúng ta”.

 

Tại sao người Việt Nam GATO?

 

Anh giải thích thêm: “GATO thực ra là viết tắt của cụm từ Ghen Ăn Tức Ở, biểu hiện bằng việc khi thấy người khác hơn mình thì sinh ra dè bỉu, đàm tếu, dìm hàng này nọ, mang tính coi thường, khinh miệt chỉ để xả sự bực tức, ghen ghét vì không bằng người ta. Người Việt Nam mình có thói quen chỉ chờ cho ai đó sơ sẩy một chút là sẽ xông vào ném đá không thương tiếc. Tại sao chúng ta lại như vậy?”.

 

Tại sao người Việt Nam GATO?

 

Trong quá trình tìm hiểu để xuất bản cuốn sách về nuôi dạy con, Trần Hùng John đã đi đến được ngọn nguồn của vấn đề này. Anh kết luận: “Việc GATO của người Việt xuất phát từ cách nuôi dạy con của bố mẹ bằng việc thường xuyên so sánh con mình với con nhà người.

 

“Có ai nhớ ngày xưa bố mẹ thường so sánh bạn với đứa trẻ con khác để bắt bạn ăn nhiều hơn không? Lúc thì so sánh với anh chị em họ, lúc thì với đứa con của người bạn, hoặc con nhà hàng xóm. “Con ăn đi không là sẽ thấp hơn bạn….” hay là “Ăn đi để còn lớn và khỏe hơn bạn…”
Rồi đến lúc bạn đi học, bố mẹ cũng cố gắng “động viên” bạn theo kiểu đó. “Con phải được điểm cao hơn bạn ….. nhé” “Hôm nay đi học có được điểm cao không?... Hả? Bạn nào được điểm cao nhất? Con nhà ai thế?”

 

Lúc bạn nhận ra bạn không phải là người giỏi nhất cũng là lúc tồi tệ nhất. Bạn thấy áp lực nặng nề và tội lỗi khủng khiếp khi không làm vui lòng cha mẹ. Cảm giác ấy thật kinh khủng. Trong mắt bố mẹ, lẽ ra bạn phải luôn là số một. Tệ hơn nữa sẽ là “Con nhà … được điểm 10… Con nhà … thông minh lắm” “Con nhà … chắc sẽ được vào làm ngân hàng” … “Con nhà…”

 

Tôi chẳng quan tâm con nhà …… . Chắc nó lại là một đứa mọt sách suốt ngày chỉ biết học. Chắc là đứa đấy không bình thường… Tôi sẽ chẳng bao giờ thèm làm bạn với đứa như thế… Rồi trước khi bạn kịp nhận ra…. Bạn đang GATO!”

 

Khen con không ngớt lời

 

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hát mẹ khen hay”, trong mắt bố mẹ nào thì con mình cũng là số một. Chính vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, không quá khó khăn để chúng ta nghe được lời khen mà những bậc phụ huynh dành cho con cái của họ. Trần Hùng John chia sẻ: “Từ căn hộ của mình, tôi có thể nghe thấy những điều tương tự vô số lần, đây cũng là điều mà tôi cảm thấy ân hận khi chọn phòng ở tầng 27. Mỗi lần khi bước vào thang máy, sẽ có một bà mẹ không ngớt : “Con gái chị đã đi học rồi đấy”. “Hai đứa bằng tuổi nhưng mà con chị thì cao hơn hẳn, bé nặng 23 kg đấy. Con em nặng bao nhiêu cân?” “Con chị lúc nào cũng đứng đầu lớp, nó còn được hẳn bằng khen giải nhất môn toán cấp thành phố”…”.

 

Tại sao người Việt Nam GATO?

 

Anh lý giải về tác động của những lời khen này đến việc hình thành tính GATO của trẻ nhỏ: “Đúng là con các chị giỏi thật, nhưng thực sự ngoài chị ra không ai quan tâm về việc đấy đâu ạ. Các mẹ tự hào về con là rất tốt, tuy nhiên đừng để con trẻ nghe được những lời khoe khoang đó. Điều này chỉ làm cho con các chị cảm thấy mình ở một ví trí rất là cao và tự động làm cho con cái luôn ganh đua để hơn người. Xin lỗi nếu việc này động chạm lòng tự ái của các chị nhưng Việt Nam có tận hơn 91 triệu người, sẽ luôn luôn có con nhà người cao hơn, thông minh hơn và đương nhiên giỏi hơn con các chị”.

 

John cho biết thêm: “Trong quá trình tiến hóa của tự nhiên, con người được trang bị một hệ thống phòng vệ để tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, để chúng ta thường trở nên GATO và ném đá người khác: “Bạn A làm gì giỏi hơn con, chỉ là do cái này cái nọ thôi”…”.

 

Trần Hùng John hi vọng rằng, những chia sẻ của anh có thể thay đổi thói quen nuôi dạy trẻ của các bậc phụ huynh, bởi GATO là một thói quen không lành mạnh về cả tinh thần lẫn cảm xúc. John nhắn nhủ: “Hãy động viên con trẻ phát triển và tận dụng những ưu thế riêng biệt của mình. Còn đối với tất cả chúng ta, hãy ngừng việc hạ thấp hình ảnh người khác xuống mà thay vào đó chia sẻ niềm vui với thành công của họ. Đọc thêm những chia sẻ của tôi tại cuốn sách mới để hiểu thêm về vấn đề này”.

 

 

Link video Người Việt Nam có ai không GATO do Trần Hùng John thực hiện

 

Tác giả: Võ Huỳnh Như

Theo Người tiêu dùng

 

THÔNG TIN MUA SẮM

Sản phẩm liên quan