Sự tiến hóa của hình tượng người hùng hành động
22:11 29/08/2021
- Công ty Sey Solutions - Giải pháp xây dựng phần mềm
- "Sai lầm to lớn" khi chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt
- 4 việc nên làm vào buổi tối để có được một body thon gọn
Cuối tháng 7 này, một siêu anh hùng nữa của Marvel sẽ trình làng, tô thêm một vệt lưu tinh nữa trong kỉ nguyên chói lọi của thời đại phim siêu anh hùng thống trị màn ành rộng, còn điện ảnh ghi nhận một loại hình tượng nam người hùng nữa xuất hiện trong lịch sử phát triển của phim hành động.
Cuối tháng 7 này, một siêu anh hùng nữa của Marvel sẽ trình làng, tô thêm một vệt lưu tinh nữa trong kỉ nguyên chói lọi của thời đại phim siêu anh hùng thống trị màn ành rộng, còn điện ảnh ghi nhận một loại hình tượng nam người hùng nữa xuất hiện trong lịch sử phát triển của phim hành động.
Nếu nhìn vào ngoại hình và cách tạo hình của Paul Rudd – diễn viên thủ vai Ant-man, chắc chắn 10 năm trước không ai nghĩ anh sẽ được chọn vào vai người hùng, thậm chí càng không thể tham gia phim hành động, 20 năm trước lại càng không…
The Great Train Robbery (1903) phim đầu tiên của thể loại phim hành động
Mặc dù không xuất hiện trong thời kì đầu của điện ảnh, nhưng kể từ khi xuất hiện, phim hành động nhanh chóng trở thành một trong những nhánh chủ lực lôi kéo khán giả đến rạp. Theo dòng lịch sử, bộ phim The Great Train Robbery ra đời vào năm 1903 được xem là phim đầu tiên về thể loại phim hành động này. The Great Train Robbery kể về một vụ cướp ngân hàng của một băng cắp miền viễn tây kéo dài từ ngân hàng cho đến cuộc tẩu thoát trên tàu lửa. Mặc dù ra đời vào thời kì phim câm, không có thoại hay tiếng động nhưng bộ phim này vẫn được vinh danh bởi sự sáng tạo trong các góc quay, chọn khung cảnh động, thực hiện nhiều cú máy khá táo bạo so với thời điểm đó. Dẫu vậy, phải mất hơn 40 năm sau, thể loại phim hành động mới khẳng định được chỗ đứng riêng của mình trong lịch sử điện ảnh.
Đến năm 1926, kĩ thuật tiên tiến đã cho phép gắn âm thanh vào các bộ phim, góp phần thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh nói riêng và phim hành động nói chung. Trong suốt thập niên 1930, 1940, 1950 nhận ra sức mạnh của điện ảnh, các nhà lãnh đạo của chính phủ các nước liên tục sử dụng các bộ phim như một dụng cụ tuyên truyền đắc lực cho Chiến tranh thế giới 2. Ngoài các phim tuyên truyền cho chiến tranh, thập niên 1950 chứng kiến sự xuất hiện và nhanh chóng trở thành biểu tượng của những tay cao bồi miền viễn tây – hình tượng cho người hùng hành động giai đoạn này.
Những tay cao bồi bụi bặm, phong trần, lãng tử, đôi mắt đăm chiêu lúc nào cũng đề phong, cảnh giác và phản xạ cực nhanh với những khẩu súng lục. Hình tượng nam người hùng trong giai đoạn này khai thác âm hưởng từ những cuộc khai phá miền tây nước Mỹ, nơi những gã cao bồi phiêu bạt với rất nhiều hiểm nguy sống chết, những cuộc đọ súng, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác được thêu dệt nên bức tranh của phim hành động giai đoạn này. Hầu hết, các cao bồi đều đi vào khuôn mẫu, không cần thoại nhiều mà chủ yếu qua hành động bất cần đời, liều mạng giữa những làn đạn.
Đến những năm 1960, thế giới bước vào thời kì Chiến tranh lạnh với căng thẳng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Đây là thời điểm hai nước lớn không xung đột nhau bề ngoài nhưng đấu tranh ngầm lẫn nhau một cách bí mật mà hầu hết đều là tìm cách triệt hạ lẫn nhau, và đó là điểm thích hợp để ra đời một hình tượng người hùng hành động mới: những điệp viên.
Năm 1962, Dr No - bộ phim đầu tiên về điệp viên 007 – James Bond nhanh chóng hớp hồn khán giả. Khác với vẻ bụi bặm, rừng rú của hình tượng cao bồi trước đó, James Bond tạo nên một cơn sốt mới khi vẽ ra hình tượng những anh chàng điệp viên hào hoa, phong nhã, lịch thiệp, giỏi giang, thông minh và sát gái. Những anh chàng điệp viên trong các bộ vest lịch lãm, mái tóc gọn gàng, biết cách chải chuốt và hành động trên những chiếc xe sang trọng, sử dụng những vũ khí hiện đại nhanh chóng tạo nên một nhánh con nổi bật trong dòng phim hành động.
Đến thập niên 1970, những anh chàng điệp viên tạm thời bị đẩy lùi bởi sự trỗi dậy của những ngôi sao võ thuật trên màn ảnh. Sau hơn hai thập niên no nê với vũ khí, từ bụi bặm của cao bồi đến sang trọng lịch lãm của điện ảnh, khán giả bắt đầu bị thu hút bởi một hình tượng hành động mới vốn chỉ dùng tay chân và kĩ năng làm vũ khí của mình. Người đi tiên phong trong thể loại này không ai khác chính là một trong những ngôi sao vĩ đại nhất của điện ảnh: Lý Tiểu Long. Sinh trưởng trong một gia đình nghệ thuật, lại ham thích võ thuật từ bé, Lý Tiểu Long không mấy khó khăn khi đem chính con người của anh lên màn ảnh. Những cú đá với tốc độ nhanh kinh khủng, tiếng thét, dáng đứng tấn, thủ thế của Lý Tiểu Long nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu khi phương Đông hồ hởi, tự hào, còn phương Tây thì háo hức tìm hiểu, luyện tập võ thuật theo thần tượng của mình.
Chuck Norris trong cảnh tỉ võ nổi tiếng với Lý Tiểu Long trong Mãnh Long Quá Giang
Thành công của Lý Tiểu Long không chỉ mở đường cho một loạt các ngôi sao võ thuật Châu Á tiến công vào Hollywood như Lý Liên Kiệt, Thành Long… mà còn tạo thuận lợi cho các ngôi sao phương Tây nổi lên nhờ biết võ. Nổi lên và tạo nên những dòng phim của riêng mình có thể kể đến: Chuck Norris nhà vô địch Karate, nổi tiếng với cảnh tỉ võ với Lý Tiểu Long trong Mãnh Long Quá Giang, Jean Claude Van Damme – chủ nhân của những cú đá kinh hoàng hay Steven Segal - Karate, Aikido, Judo và Kendo.
Arnold và Stallone –những hình tượng người hùng hành động của thập niên 80
Đến thập niên 1980, Hollywood mở ra một “kỉ nguyên cơ bắp” với những cái tên kinh điển như Sylvester Stallone, Arnold Schwarzenegger hay Bruce Willis. Phim hành động của những năm 80 được gọi là phim hành động hạng nặng, luôn đạt dán mác R (thể loại bạo lực, máu me đến tột cùng).
Trong loạt phim này, người ta đều có thể nói trước nội dung phim với phân cảnh chính là: người hành động quấn đầy băng đạn, xông vào đồn địch và đôi lúc… hạ cả sư đoàn ! Đó là thời mà kịch bản phim không quan trọng, lời thoại đôi lúc sến không chịu nổi , các nam diễn viên nổi tiếng “đơ cơ mặt, chắc cơ ngực” và chả mấy khi diễn tả cảm xúc , gắn liền với hình tượng Rambo cuồng cuộn cơ bắp, quấn băng đạn, cầm súng đứng thủ thế, hoặc hình ảnh xù xì, te tua nhưng kiên cường của Bruce Willis trong Die Hard, hay đơn giản là hình ảnh kẻ hủy diệt xù xì với cơ bắp chắc nịch của Arnold… Đó là thời của sức mạnh cơ bắp, sự gan dạ và phong cách lầm lì trở thành giấc mơ của bao bé trai.
Thế thì tại sao những người hùng thời đó phải như vậy?
Câu trả lời nằm ở chỗ công nghệ làm phim. Khi mà kĩ xão chưa thể hỗ trợ gần như tất cả trong thời buổi hiện tại, người diễn viên thời đó không chỉ đòi hỏi về kĩ năng diễn xuất, gương mặt thanh tú mà còn đòi hỏi một thân thể cường tráng, khả năng vận động như thật khi nhập vai. Những cảnh cháy nổ, rượt đuổi, máu me đều được thực hiện phần nhiều bởi diễn viên chính, nơi mà những cơ thể yếu ớt không thể bén mảng tới phim hành động thì đó là lúc mà cả thế giới trầm trồ trước những người vai u, thịt bắp.
Speed, phim thành danh của Keanu Reeves
Thập niên 1990, kỉ nguyên của sự phát triển về công nghệ, nơi mà kĩ thuật đã bắt kịp với trí tưởng tượng của con người, đủ sức tạo ra bất kì hình ảnh nào mà con người có thể mơ tới. Đó cũng là lúc những người hùng cơ bắp lùi vào dĩ vãng, nơi đã có những anh hùng mới như Keanu Reeves thay thế.
Hình tượng của Keanu Reeves trong loạt phim Speed, Matrix đình đám là kiểu hình tượng người hùng mới của Hollywood. Những anh chàng gọn gàng, không quá màu mè, không quá chải chuốt, thân hình săn chắc nhưng gương mặt thư sinh, nhanh nhẹn, lanh trí và đầy cảm xúc. Người hùng hành động trong thời kì này được hỗ trợ tối đa bởi công nghệ nhưng cái chính thu hút người xem chính là sự biểu cảm trên gương mặt, sự mưu trí và thậm chí là những mâu thuẫn sâu thẳm trong tâm hồn.
Iron man, Star lord, Ant man những mẫu người hùng hành động mới của Marvel
Từ năm 2000 đến nay có thể gọi là kỉ nguyên siêu anh hùng, khi đa số những nhân vật chính đều là những người đặc biệt có những khả năng siêu nhiên. Những cái tên tiêu biểu cho hình tượng giai đoạn này chính là Người sắt Ironman, Starlord của Guardian of Galaxy và mới nhất là Ant-man. Trong thế kỉ 21 bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của Internet, những người hùng hành động giờ không chỉ đánh đấm giỏi, biết biểu cảm mà giờ phải còn biết một chút hài hước. Đó là điều khiến Iron man trở thành nhân vật trung tâm trong series Avengers của Marvel, nơi không thiếu những anh chàng cao to, lực lưỡng, nhưng người được yêu mến nhất lại là Tony Stark – chàng người sắt giàu có, thông minh, hóm hỉnh, luôn pha trò trêu ghẹo những siêu anh hùng khác.
Chính về vậy, thời điểm này khi Paul Rudd được chọn vào vai người kiến không còn khiến ai có thể bất ngờ. Gia tài của Paul trước khi đóng vai Người kiến chính là một loạt các phim hài như The Virgin 40-Year-Old , Knocked Up , I love you, Man … Rõ ràng, sau sự thành công của những nhân vật hành động tưng tửng trước đó như Ironman, Star lord, hãng Marvel tiếp tục đặt niềm tin vào các những viên hóm hỉnh trong những bộ cánh siêu anh hùng.
Có thể thấy, mỗi hình tượng người hùng đều hội tụ và gắn liền với những đặc điểm, quan niệm của nhân loại thời điểm đó. Sự tiến hóa của hình tượng người hùng từ những cao bồi lạnh lùng ít nói, chuyển sang các điệp viên lịch lãm dẻo mồm, từ võ thuật đến cơ bắp, từ thư sinh đến hài hước v.v… đó là vòng tiến hóa khó lường mà không ai có thể dự đoán được. Chỉ có một điều chắc chắn rằng: những hình tượng người hùng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đa chiều, giàu biểu cảm hơn chứ không còn là những cỗ máy chỉ biết chạy, nhảy, bắn, giết ….đó là một hành trình đáng chờ đợi cho những ai yêu thích dòng phim hành động này.
THÔNG TIN MUA SẮM
-
Những điểm trang điểm cần tránh khi đi phỏng vấn
Ngoài kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì khi trang điểm cho khuôn... Xem thêm >
-
LÀM TRẮNG RĂNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Có được một hàm răng trắng sáng luôn là đều mà mọi người mong muốn, nó... Xem thêm >